Nội dung nêu trên được Ủy ban Thường♊ vụ Quốc hội xem xét trong phiên thảo luận về Luật Việc làm sáng 11/4. Theo Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, khác với Luật Lao động chỉ điều chỉnh trong khu vực chính thức, mang tính khuôn khổ, luật mới ra đời sẽ giúp khắc phục hạn chế, mở rộng hơn đối tượng điều chỉnh.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, hiện Việt Nam mới có khoảng 33,8% lao động làm công ăn lương. 67,2% số còn lại không có quan hệ lao động. Vì vậy, việc ban hành Luật việc làಌm là cần thiết nhằm góp phần phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động.
Hiện Việt Nam mới có khoảng 33,8% lao động làm công ăn lương. Ảnh: Hoàng Hà |
Hầu hết ý kiến ♛tại Thường vụ Quốc hội đều cho rằng, điều quan trọng nhất của Luật việc làm là phải có tính khả thi. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Nguyễn Văn Giàu, các chính sách trong luật phải thực sự rõ ràng, và thống nhất với các🐎 bộ luật liên quan. Bên cạnh đó, Bộ Lao động cần đánh giá hết những tác động về mặt tài chính, sức chịu đựng của Nhà nước đối với những chính sách được đề cập trong Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng nhấn mạnh việc làm rõ tính thực tiễn, khả thi của Luật vì nó liên quan đến cuộc sống của người dân. "Bên cạnh đó, việc x🍬ây dựng bộ luật này cần đặt trong mối tương quan với các vấn đề về ngân sách, chính 🍸sách tài khóa", ông Hiển nhấn mạnh.
Một điểm rất được quan tâm trong dự thảo Luật việc làm là chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Dự thảo dự kiến chuyển các quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Luật bảo hiểm xã hội về Luật việc làm. Bà Mai cho rằng, sắp xếp theo hướng này là hợp lý. "Trong tương lai, Luật bảo hiểm xã hộiꦑ chỉ nên tập trung vào bảo hiểm hưu trí - tử tuất là những chính sách dài hạn", bà Mai nói.
Thường trực Ủy ban cho rằng, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là cần thඣiết vì hiện có gần 70% lực lượng không có quan hệ lao động. Do vậy, cần có những biện pháp để thu hút số này tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhằm tăng tính bền vững cho việc làm của họ. Tuy nhiên, bà Mai cũng lo ngại, kinh nghiệm các nước cho thấy, việc mở rộng và quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với khu vực không có quan hệ lao động là khá phức tạp. "Vì vậy quỹ này dễ bị lạm dụng do những khó khăn trong việc xác định tình trạng thất nghiệp, công tác thu - chi, khả năng quản lý đối tượng hạn chế nên rất ít quốc gia thực hiện", bà Mai nói.
Theo Ủy ban các vấꦏn đề xã hội, dự thảo Luật việc làm quy định Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp và giao Chính phủ quy định cụ thể mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Bà Mai cho rằng, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đang trong thời kỳ đầu, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho người lao động để chính sách đi vào cuộc sống. Trong trường hợp quỹ này bội chi thì ngân sách hỗ trợ phần còn thiếu để đảm bảo cân bằng quỹ.
Đồng tình với quan điểm bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách rất cần thiết nhưng ông Hiển cho rằng, việc chi 1% từ ngân sách hơi rộng💧. Bên cạnh đó, luật cũng chưa quy định rõ ràng về việc tạo lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
"Việc lập quỹ thì dễ nhưng để nó hoạt động như thế nào không đơn giản. Hiện nay, Việt Nam có 80 quỹ, nhưng chỉ có 50 quỹ đang ho🐷ạt động. Nhiều quỹ quá gây p🐲hân tán nguồn lực quốc gia. Tôi nghĩ, thời gian tới nên tịch thu bớt những quỹ này", ông Hiển cho hay.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không nên bày ra quá nhiều các loại quỹ. Hơn nữa, dự thảo cũng chưa làm rõ được cơ chế hoạt động của quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đặt câu hỏi: "Có cần thiết mở rộng🍌 đối tượng đóng bảo hiểm xã hội thất nghiệp trong điều kiện ngân sách phải hỗ trợ tối đa 1% hay không?".
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, những ý kiến, đóng góp tại kỳ họp lần này đã được ban soạn thảo ghi nhận. Dự kiến dự th💝ảo Luật việc làm sẽ được hoàn thiện và trình ở kỳ họp thứ 5, quốc hội thứ 13.
Ngọc Minh