Chiều 3/3, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết công an 28 địa phương đã khởi tố 42 vụ án, khám xét 62 trung tâm đăng kiểmꦓ, 4 chi cục đăng kiểm, khởi tố 379 bị can. So với công bố một tháng trước, số tꦑrung tâm tăng gấp đôi và số bị can tăng khoảng 140 người.
Bảy tội danh đang điều tra liên quan hoạt động đ🍬ăng kiểm là: môi giới hối lộ; đưa hối lộ; nhận hối lộ; giả mạo trong công tác; sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng công cụ thiết bị phần mềm vào mục🔯 đích trái pháp luật; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử của người khác; che giấu tội phạm.
"Có thể coi đâꦓy là vụ Việt Á trong hoạt động đăng kiểm, vì số bị can chắc chắn sẽ không dừng lại", tướng Xô nói.
Ngoài đăng kiểm xe cơ giới đang tiến hành được đồng loạt điều tra hơn hai tháng qua, Bộ Công an đánh giá mảng kiểm định phương ti𝔍ện nội thủy "cũng có rất nhiều vấn đề". Mảng thứ ba, kiểm định phương tiện hoán cải𝔉 "có rất nhiều tiêu cực". Công an các địa phương bắt đầu "đi sâu" vào hai lĩnh vực này.
Nhà chức trách cáo buộc nhiều cán bộ cục đăng kiểm, trung tâm đăng kiểm đã nhận hối lộ của chủ phương tiện hoặc môi giới để bỏ qua một số lỗi, như: không đưa phương tiện thủy lên đà kiểm tra; không kiểm tra máy chạy thử của phương tiện; không có khung xương đáy chống va đập; không gắn đèn tín hiệu; thiếu thiết b🔯ị an toàn.
"Nhưng các trung tâm đăng kiểm vẫn lập báo cáo thẩm định đạt yêu cầu, cấp giấy chứng nhận an toàn pꦉhương tiện và bảo vệ môi trường", ông Xô cho hay.
Một số nhân viên phòng kiểm định bị cho rằng lập "công ty sân sau" hoặc móc nối với công ty hoạt động thiết kế, thi công, cải tạo xe cơ giới để bỏ qua lỗi trong quá trình thẩm định, tức "chỉ nộp tiề𓆏n để hợp thức hóa". Trong số này có việc lập hồ sơ giả trong quá trình thi công, hoán cải cho xe thực tế đã cải tạo.
Trong các bị can bị khởi tố liên quan sai phạm trong hoạt động đăng kiểm, người có chức vụ cao nhất đến nay là hai cựu 𒊎cục trưởng Đă♒ng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà và Trần Kỳ Hình.