Vốn là phân khúc truyền thống và hình thành thuộc h🍎àng sớm nhất trong ngành công nghiệp ôtô, sedan hạng D cũng xuất hiện tại Việt Nam từ lâu. Ở thời kỳ đầu của ngành xe trong nước giai 🗹đoạn thập niên 1990, một vài cái tên đã xuất hiện bằng hình thức nhập khẩu lẫn lắp ráp.
>> Bình chọn Ôtô của năm 2021 phân khúc sedan hạng D
Thương hiệu Nhật, Mazda thời hợp tác với Xí nghiệp ôtô Hòa Bình (VMC) hồi 1996, đã đưa về mẫu Mazda 626 sedan nhập khẩu để bán cho khách hàng Việt. Đây là tiền thân của Mazda6 sau này, khi Mazda thống nh😼ất tên gọi với mục tiêu gọn và dễ nhớ hơn.
Tiếp nối mẫu xe của Mazda, Toyota trình làng một trong những sản phẩm thành công nhất của hãng tại Việt Nam, Toyota Camry vào 1998. Mẫu sedan cỡ D củ🍌a Toyota khi ấy được lắp ráp tại nhà nhà máy ở Vĩnh Phúc, nhưng trước đó, những chiếc mẫu Camry cũ nhập Mỹ về Việt Nam khá t🐼hịnh hành.
Sự xuất hiện của Camry nội địa đem đến mức giá dễ tiếp cận hơn bên cạnh ưu điểm về độ bền và nhận diện thương hiệu. Mẫu xe của Toyota kể từ đó bắt đầu bám rễ trong đông đảo tầng lớp khách Việt, tạo ra một chuẩn mực ngầm của xe phổ thông "cao cấp". Cho đến nay, dấu ấn này phai nhạt ít nhiều, nhưng Camry vẫn đ🍌ược nhiều doanh nhân, cơ quan nhà nước sử dụng, doanh số luôn đứng đ🥃ầu từ khi ra mắt.
Từ năm 2000, phân khúc sedan hạng D ở Việt Nam trở nên sôi động hơn khi thu hút nhiều hãng xe tham chiến. Liên doanh Ford đầu tư hơn♔ một triệu USD cho dây chuyền lắp ráp Mondeo tại Việt Nam và ra mắt mẫu xe vào 2003. Thành công tại Mỹ lẫn thị trường khó tính châu Âu đem đến cho liên doanh Mỹ tự tin, rằng sự có mặt của Mondeo có thể cạnh tranh thị phần với đối thủ mạnh Camry.
Sức hút của Ford Mondeo tương tự Mazda 626, chỉ nổi trội ở thời kỳ đầu mở bán. Những năm tiếp theo, những nhược điểm như hao xăng, hay hỏng vặt khiến doanh số xe giảm dần và trở thành gánh nặng của hãng. Năm 2008, Ford chuyển sang nhập khẩu Mondeo nhưn🎉g một năm sau lại quay về lắp ráp trước khi khai tử vào 2011. Trong khi số phận Mazda6 chỉ thật sự khởi sắc khi về tay Thaco và phiên bản lắp ráp ra mắt vào 2014. Tuy vậy doanh số của xe vẫn không thể tiệm cận Camry.
Bên cạnh 🙈những cái tên Nhật, Mỹ, xe Hàn cũng góp mặt ở phân khúc này nhưng xuất hiện khá trễ. Thành Công nhập Hyundai Sonata về Việt Nam năm 2009, khởi đầu cho lựa chọn xe Hàn trong phân khúc sedan hạng D.
Sau khoảng 6 năm có mặt trên thị trường, Sonata không được nhập thêm và ngưng bán từ 2015 bởi doanh số thấp. Thị trường vẫn chủ yếu chuộng những mẫu xe Nhật như Camry, Mazda6, Accord. Khai tử Sonata nằm tron꧃g bước chuẩn bị của Thành Công (sau này TC Motor được thành lập và phụ trách mảng ôtô) khi cơ cấu lại dải sản phẩm, chuyển hoàn toàn sang lắp ráp những mẫu xe có triển vọng tăng trưởng doanh số từ 2018.
Xe Hàn ở phân khúc này còn có Kia Optima/K5, ra mắt lần đầu năm 2012 và thuộc quyền phân phối bởi Trường Hải (Thaco). Optima ban đầu nhập khẩu, đến 2016 được lắp ráp tại nhà mꦅáy của Thaco ở 🌟Quảng Nam.
Giá rẻ hơn các đối thủ đồng hạng, ngoại hình trẻ trung hơn, nhưng khách ở phân khúc này phần đông là những doanh nhân, công ty vẫn chuộng phong cách đĩnh đạc, thương hiệu m🉐ạnh như các mẫu xe Nhật. Doanh số của Kia Optima thuộܫc hàng thấp nhất phân khúc.
Sau Camry, một sản phẩm Nhật khác hiện diện tại thị trường Việt là Accord. Xe được Honda nhập khẩu T♔hái Lan và bán lần đầu năm 2011. Trước đó, mẫu Subaru Legacy dạm ngõ khách Việt vào 2010. Dù cá tính khác lạ và cảm giác lái thú vị nhưng với nguồn gốc nhập Nhật, giá bán cao, Legacy không phải là cái tên nổi bật về doanh số trong phân khúc. Đến 2017, mẫu xe này không còn được phân phối.
Xen kẽ cuộc đua tranh của những mẫu xe Nhật, Hàn, Mỹ là sự xuất hiện của thương hiệu Pháp Renault🍨. Mẫu La🦋ttitude của Renault được bán lần đầu năm 2011.
Cách định giá sản phẩm cao hơn các đối thủ Nhật vì "mác" xe châu Âu là một trong những nguyên nhân khiến Renault Lattitude chỉ được ưa chuộng ở một bộ phận nhỏ khách hàng mến mộ thương hiệu, và không đặt nặng vấn đề giá lên hàng đầu khi mua xe. Sau này chiếc 508 của Peugeot hay Passat của Volkswagen cũng tương tự khi mở bán 📖vào 2016. Cả Lattitude hay Passat dù sở hữu nhữn🗹g điểm mạnh rất riêng của xe châu Âu nhưng giá cao vẫn là rào cản lớn.
Renault thời được phân phối bởi Auto Motors, trở lại phân khúc này vào 2016 bằng mẫu Talisman, một sự thay thế cho Lattitude. Nhưng chưa kịp tạo dấu ấn, mẫu xe này nhanh chóng ngừng bán khi Renault rút khỏi Việt Naꦅm.
Nissan Teana là mẫu xe Nhật gần nhất xuất hiện tại Việt Nam. Những năm 2009-2010, trào lưu Teana nhập Đài Loan (không c🔴hính hãng) từng tạo nên cơn sốt lấn át cả Camry, Accord trong nước, nhưng không kéo dài l🔯âu.
Năm 2013, nhà phân phối Nissan bắt đầu phân pꩵhối chính hãng Teana. Đây là mẫu xe nhập Mỹ duy nhất trong phân khúc, mức giá cũng đắt hàng đầu. Trở ngại giá lẫn nguồn cung khiến mẫu xe của Nissan không thể tạo đối trọ𓄧ng với những đối thủ Nhật đồng hương. Năm 2018, cùng với khó khăn ở khâu nhập khẩu do các yêu cầu của Nghị định 116, Teana ngưng bán ở Việt Nam.
Đến nay, phân khúc sedan hạng D chỉ còn sự hiện diện của Camry, Accord, K5, Volkswagen Pass🐼at. Trong đó, Camry vẫn là tượng đài doanh số trong phân khúc khi hơn 20 năm qua luôn dẫn đầu.
Thành Nhạn