"Tôi không chấp nhận IAAF sử dụng tôi và cơ thể thêm lần nào nữa", VĐV giành HC vàng chạy 800 mét Olympic 2012 và𒉰 2016 nói trước phiên điều trần của Tòa Trọng tài Thểಞ thao (CAS).
"IAAF sử dụng tôi như một phần thí nghiệm trên con người, để xem các loại thuốc họ bắt tôi dùng sẽ ảnh hưởng tới testosterone như thế nào", VĐV 28 tuổi cáo buộc. "Ngay ꦆcả khi các loại thuốc khiến tôi phát bệnh, họ vẫn đang siết chặt hơn quy định, bất chấp các vấn đề tiềm tàng về sức khỏe. Tôi lo ngại các nữ VĐV khác sẽ để cho IAAF thử nghiệm các loại thuốc nội tiết. Điều này là không thể chấp nhận".
Trong phiên điều trần này, CAS công bố 163 trang tài liệu giải thích vì sao họ từ chối khiếu nại của Semenya. CAS cho rằng quy định của IAAF mang tính phân biệt đối xử꧒, nhưng dựa trên tính côn൩g bằng cho các nữ VĐV điền kinh.
Semenya đang vướng vào cuộc chiến pháp lý với IAAF khi đệ đơn yêu cầu CAS hủy bỏ quy định phải sử dụng thuốc với các VĐV bị rối loạn phát triển giới tính (DSD). Đây là hội chứng khiến người mắc phải không có sự phát triển giới tính bình thường. Nồng độ hóc꧒-môn, gien và cơ quan sinh dục của họ có sự trộn lẫn giữa nam và nữ. Điều này khiến các nữ VĐV bị DSD có mức testosterone - hóc-môn giúp tăng cường sức mạnh và cơ bắp, cao hơn những người khác.
IAAF cho rằng đây là sự thiếu công bằng 🌃và ra quy định buộc các VĐV có DSD phải sử dụng thuốc nếu muốn tiếp tục thi đấu các cự ly từ 400 mét tới 1600 mét. Nếu không chấp nhận, họ phải đổi sang cự ly khác.
Semenya được điền tên vào đội điền♔ kinh Nam Phi tham dự giải Vô địch thế giới cuối năm nay ở Qatar. Tuy nhiên, cô chỉ đăng ký nội dung sở trường 800 mét và điều này khiến phán quyết của CAS ảnh hưởng lớn tới khả năng thi đấu.
I🧜AAF ra thông cáo hoan nghênh quyết định từ chối đơn khiếu nại từ Semenya của CAS. Họ cho rằng quy định dành cho các VĐV có DSD là cần thiết để bảo đảm tính toàn vẹn và công bằng.
Bảo Lam