Đứa con gái cao 1m50 một mình mang chiếc vali to quá khổ, hòa vào dòng người lúc nào cũng rộn ràng ở khu Shinchol, vốn là một trong những "làng Đại học" ở Seoul. Tôi ở đây hơn một tháng với nhiệm vụ nghiên cứu thị trường phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc. Thời đó chưa có hàng chục tour du lịch phẫu thuật thẩm mỹ từ Việt Nam tới Hàn Quốc như bây giờ, cũng như việc ca sĩ nổi tiếng nào💖 đó sang đất nước này rồi trở về xinh đẹp khác thường, vẫn chỉ là tin đồn bị giấu nhẹm (nay lại nhiều người có thể tự hào về điều đó). Không quá khó cho đề tài này, khi mà ở các ga tàu điện ngầm, trên xe bus, ngoài phố, chiếm tới 90% là quảng cáo học tiếng Anh (sau này tôi mới biết, đây là nỗi đau đáu của rất nhiều thanh thiếu niên và phụ huynh cầu thị nơi này) và làm đẹp (mỹ phẩm, phẫu thuật thẩm mỹ). Bạn học của tôi, nay là một nhân viên tòa Thị chính Hàn Quốc có nói rằng, đây là đất nước yêu chuộng cái đẹp một cách kỳ lạ.
Tôi trú tại căn phòng trọ nằm dưới tầng hầm tòa nhà cũ, một nửa chìm trong lòng đất, chỉ có cửa sổ nhỏ trên cao nhìn ra ngõ, hàng ngày lướt qua đó là những đôi giày tây bóng loáng, những chiếc guốc cao gót lạch cạch cùng đôi giày♋ thౠể thao sặc sỡ. Từ chiếc cửa sổ ấy, sáng nào cũng vọng vào tiếng người bán rau củ, đánh xe tải vào ngõ, rao lên lanh lảnh. Tôi không biết bây giờ người ta còn giữ thói quen bán hàng trên xe tải như vậy không, cũng gần 10 năm rồi...
Chủ nhà trọ của tôi là một đôi vợ chồng già, con cái đi học, đi làm xa cả, họ hầu như chỉ gặp nhau vào dịp Tết Trung thu và năm mới. Sáng nào ra khỏi nhà tôi cũng gặp người chồng ngồi một mình trên chiếc xe lăn, nhìn ra con đường nườm nượp xe cộ. Ông bị tai biến khoảng 10 n🎐ăm trước, niềm vui hàng ngày bây giờ là nhìn ngắm cuộc sống trôi qua. Ngày nào ông cũng hỏi thăm tôi một câu gì đó, còn tôi, với vốn tiếng Hàn nghèo nàn, hầu như chẳng hiểu ông nói gì, chỉ có thể cảm ơn và chào. Cũng giống hai vợ chồng già bán hàng tạp hóa đầu ngõ, thỉnh thoảng tôi ghé mua hoa quả, mì tôm, lần nào bà cũng hỏi han và tặng tôi một cái kẹo hay một quả mận nho💫 nhỏ.
Seoul là thành phố của những triền dốc. Dọc hai bên đường lớn sẽ là những con ngõ nghiêng nghiêng, những bậc thang lên xuống, nó khiến thành phố này mang dáng vẻ nửa hiện đại n𒁃ửa mộng mơ. Có những con dốc cao tới mức, đi từ trên xuống, cảm giác như chiếc taxi sắp lộn tùng phèo t𒉰ới nơi. Anh lái xe chắc quen rồi, điềm nhiên đánh lái mặc mấy đứa con gái chúng tôi hò hét phía sau.
Seoul ngày và đêm là hai thực thể khác biệt. Ban ngày, nó bận rộn và nghiêm ngắn. Khung cảnh ấy rõ ràng nhất là vào các buổi sáng ở khu Yeongdeungpo-gu. Ấy là lần tôi bắt tàu điện ngầm qua bên bờ Nam sôn💝g Hàn, tới trụ sở đài KBS cho một cuộc phỏng vấn ngắn với kênh KBS tiếng Việt về dòng chảy văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam. Nếu khu bờ Bắc là "phố cũ" với những khu dân cư lâu đời, những công trình văn hóa còn giữ lại sau biết bao biến cố, thì khu bờ Nam sông Hàn mọc lên tráng lệ như một trung tâm kinh tế chính trị mới. Ở đó là những dòng người mặc vest công sở tối màu, ai cũng cao ráo, gương mặt sáng và nghiêm nghị, vội vàng rảo bước từ cửa ga tỏa về các tòa nhà chọc trời.
Ngược lại, ban đêm Seoul như một nồi canh kim chiꦡ reo trên bếp. Người ta đổ về các khu mua sắm lúc nào cũng rộn tiếng nhạc và lời chào mời phát ra từ cơ man loa lớn bé. Nơi đây có những khu ăn uống ken đặc người trong các quán ăn bình dân, những khu chợ đêm tấp nập, nhữn🎀g tập tài liệu miễn phí phát ven đường ngập tràn thông tin cho các cuộc vui sau 19h. Người ta ăn thịt ba chỉ nướng, uống sochu, chơi mấy trò trúng thưởng buồn cười nhiều hơn là ăn thua, rồi ngất ngưởng bắt taxi về khi đồng hồ chạm số 11.
Nói tới đây, tôi lại nhớ hương vị món thịt ba chỉ, thịt bò nướng trên bếp lửa hoặc đá nóng. Cái thứ nước sốt ấy, cái vị kim chi và thịt nướng ấy, sau này tôi thử nhiều quán ăn Hàn Quốc ở Việt Nam đều không thấy được. Có thể bởi nó thiếu đi cái không khí ồn ào, ánh đèn vàng, và rượu ngon, hay nói đúng hơn, nó thiếu - Seoul. Lần đi công tác ấy tôi chủ yếu ăn ở những quán bình dân, thịt nướng, cơm rang, lẩu hải sản, canh thịt bò... Đặc biệt là miến lạnh, vị thanh chua ngọt mát lạnh trong những buổi trưa hè 38 độ C thật khó quên. Sau này, trở lại Hàn Quốc giữa mùa tuyết rơi, theo lời mời của Amore, một trong những tập đoàn mỹ phẩm lớn nhất Hàn Quốc (cũng như toàn cầu), tôi lại chủ yếu được mời thưởng thức món Hàn Quốc chế biến và phục vụ theo kiểu fine-dining. Thưởng thức đủ hai mặt của nền ẩm thực này, ngư🌜ời ta mới hiểu được tại sao ẩm thực nơi đây lại được phương Tây đánh giá là một "Nhật Bản mới", cũng như ẩm thực Việt Nam là một "Thái Lan mới" - ấy là nói về sự thay thế trào lưu.
Seoul mỗi ngày sẽ mang tới cho người ta một niềm vui. Đó có thể là khu phố mua sắm d🐷ường như không bao giờ ngủ ở Myeongdong, nơi người ta có thể tìm thấy mọi thứ, từ những nhãn hiệu mỹ phẩm danh tiếng Hàn Quốc tới những chiếc tất chân sặc sỡ bán bên đường. Đó có thể là những trường đại học cổ kính với những tòa nhà 2 tầng chìm trong lá thường xuân. Có thể là một ngày cuối tuần hò hét ở trường đua ngựa. Đó cũng có thể là mạng lưới tàu điện ngầm chằng chịt, nơi người ta cứ lần theo những đường kẻ nhiều màu để tìm tuyến đi của mình. Hay những rạp chiếu bóng rộng lớ🌠n, mà nếu tình cờ tới vào dịp ra mắt phim, người ta có thể thấy mình bị cuốn đi, rồi cứ thế dạt sang trái, dạt sang phải trong sự cuồng nhiệt của biển người đang hò hét và chớp máy ảnh lia lịa hướng về thảm đỏ và những ngôi sao. Đó còn là những công trình gắn với những biến cố thăng trầm của thành phố.
Sau này, khi nghe tin cổng thành Namdaemun 610 năm tuổi bị cháy rụi, tôi đã tiếc biết bao. Tôi vẫn nhớ khung cảnh đầy tính biểu tượng ấy, một cổng thành kiêu hãnh trải qua 6 thế kỷ, nằm giữa luồng giao thông tấp nập của những con đường 4 làn thẳng tắp, giữa những vệt sáng đỏ - vàng kỳ ảo của đèn pha ôtô. May mắn lần tꦿhứ 2 tôi quay trở lại Seoul cũng là lúc cổng thành này mới mở cửa đón khách, không thay đổi là mấy. Tôi thực sự nể phục công nghệ phục hồi các công trình cổ của kiến trúc sư và nghệ nhân Hàn Quốc.
Người Việt Nam ở Hàn Quốc nói chung và Seoul nói riêng là con số khổng lồ. Vì thế, bạn có thể dễ dàng mua sắm ở các khu chợ lớn, hay vào bấ💦t cứ quán Karaoke nào cũng thấy list bài tiếng Việt quen thuộc. Thỉnh thoảng, các hội từ thiện của nhà thờ lại tổ chức giải đá bóng giao hữu dành cho người lao động Việt Nam. Bạn bè tôi nhiều người đã định cư nơi này, có người thành nhân viên chính phủ, có người là nữ cảnh sát Việ🌄t Nam đầu tiên tại Hàn Quốc. Nói tới đây, tôi lại nhớ tới cuộc nói chuyện với cô Kim, người có nhiệm vụ đưa đón chúng tôi, hơn 40 tuổi, cao gầy, tóc xoăn và dáng vẻ lúc nào cũng tất bật. Tôi kể cô nghe câu chuyện về các cô dâu Việt Nam ở Hàn Quốc, trong đó là những chuyện vui và cả những chuyện rơi nước mắt. Cô cầm tay tôi, nhìn thẳng vào mắt và nói: "Tôi không biết những chuyện ấy xảy ra ở đâu. Nhưng mẹ tôi, sống ở một khu ngoại thành Seoul này, thì mong có con dâu Việt Nam lắm. Bà luôn nói với anh trai tôi rằng hãy cưới một cô gái Việt Nam đi, các cô ấy thật dịu dàng và yêu thương gia đình".
Tôi mang cái nắm tay ấm áp ấy lên máy bay, ngủ vùi trong chăn khi tiếp viên hàng khô♓ng đi ngang qua hỏi thăm mấy câu bằng tiếng Hàn Quốc. Cứ mỗi chuyến đi từ nướ🌊c ngoài trở về, tôi lại mang theo một cảm giác lâng lâng kỳ lạ. Dường như thế giới này đang ngày càng nhỏ lại, ngủ một giấc là đặt chân tới chốn sôi động và màu sắc nhường ấy, rồi ngủ giấc nữa, lại trở về với thành phố đầy tiếng động cơ và còi xe quen thuộc.
Cuộc thi 'Hàn Quốc hành trình kỷ niệm' do Báo điện tử VnExpress phối hợp với Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức, bắt đầu từ ngày 1/7 đến 15/8. Độc giả gửi bài dự thi tại đây. |
Vũ Thanh Thủy