Sáng 15/10, trước HĐXX TAND tỉnh Hà Giang, cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Khuông (60 tuổi🌠) thừa nhận "có lời nhờ vả" với cựu trưởng phòng khảo thí Nguyễn Thanh Hoài vì lo con trượt tốt nghiệp trong kỳ thi THPℱT quốc gia 2018. Năm đó dù là Phó Giám đốc Sở nhưng có con dự thi, ông Khuông không được giao nhiệm vụ trong Hội đồng thi.
Ngày 12/6/2018 sau khi trao đổi công việc, ông bỗng thấy Hoài hỏi mình: "Số báo danh con anh bao ๊nhiêu?". Ông nói không nhớ thì bị cáo Hoài gọi ngay người mang danh sách kèm ảnh thí sinh dự thi lên. Ông Khuông xác nhận xong thông tin về con trai thì 🥀nhắn nhủ "nhờ chú quan tâm đến cháu".
Ông cho hay con trai thi 5 môn và đă๊🤡ng ký xét tuyển vào Đại học Y, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Điện lực. Dù con học trường Chuyên Hà Giang nhưng ông thấy "có vài môn lúc ôn không chú tâm lắm".
Trưa 27/6/2018 kết thúc môn thi cuối, khi Phó giám đốc Sở bày tỏ nỗi lo con trượt tốt nghiệp, cấ🌱p dưới Hoài nói ngay "em hiểu, em hiểu". Trong khi khai lại sự việc kh🔯iến mình vướng lao lý này, ông Khuông một mực khẳng định: "Bị cáo không liên hệ, can thiệp gì với ai trong suốt quá trình thi".
HĐXX truy hỏi:♐ Vì sao mới nói sợ con trượt tốt nghiệp thôi mà Hoài đã nói hiểu ý. Câu nói đó hàm chứa nội dung gì. Vậy, bị cáo có nhờ Hoài nâng điểm không?
Đứng hơi khom người, hai tay nắm 💫để trước bụng, ông Khuông chậm rãi khẳng định "hoàn toàn không nói chuyện nâng điểm môn nào, bao nhiêu điểm" mà chỉ "nhờ chung chung vậy thôi". Việc con ông được nâng 13,3 điểm là do cấp dưới này "tự nguyện giúp".
HĐXX hỏi rộng thêm thì biết ông Khuông được giao phụ trách chính Phòng khảo thí của 𝄹Trưởng phòng Hoài. Đến lúc này, ông khai dù chỉ nói những ý như trên nhưng biết ông Hoài hiểu là nhờ nâng điểm. "Nhờ vả trong cuộc sống là chuyện thường tình. Anh em quan tâm nên giúp đỡ. Riêng bị cáo chỉ mong anh em có quyền đến đâu thì giúp đến đó", ông khai và cho hay dù nhiều năm công tác với nhau song đây là lần đầu tiên nhờ vả bị cáo Hoài.
Cuối phần thẩm vấn, giọng run run ông Khuông nói sự việc trên khiến cả gia đình vô cùng đau lòng, đặc biệt là con trai. Ông có gần 40 năm công tác ở Hà Giang với nhiều bằng khen mà giờ ra cơ sự thế này. Ông hiện bị truy tố về tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Ở tội danh này, ngoài ông Khuông còn có Lê Thị Dung (50 tuổi, cựu phó đội trưởng ph🍸òng bảo vệ chính trị nội bộ - PA83, Công an tỉnh Hà Giang). Trong lời khai sáng nay, bà Dung thừa nhận trước kỳ thi có gặp bị cáo Hoài để nhờ giúp đỡ cháu ruột. Nhưng thực tế, sau hai lần đến nhà Hoài, bà đưa danh sách tới 20 thí sinh với lời gửi gắm giúp đỡ "trong phạm vi có thể".
Bị cáo Dung khẳng định không yêu cầu ✤số điểm cụ thể mà chỉ nhờ ông Hoài trên phương diện tình cảm, không đưa tiền, vật chất do có quan hệ thân tình đã hơn 10 năm. Bà cũng không biết việc nâng điểm có thành công hay không cho tới khi kỳ thi bị Bộ Giáo dục và Đào tạo chấm thẩm định.
20 thí sinh đều là con của người thân, thông gia,ඣ người quen, ân nhân của bà. "Toàn người đã giúp tôi nhiều mà tôi k🍬hông giúp được thì tâm can áy náy", bà Dung trình bày tại tòa.
Cũng trong sáng nay, bị cáo Hoài khẳng định trong danh sách 93 thí sinh nhận nâng điểm, nhiều em có bố mẹ làm lãnh đạo địa phương như trường hợp con của Phó Chủ tịc𒁏h tỉnh Trần Đức Quý.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục làm việc với phần dự kiến xét hỏi bị cáo Triệu Thị Chính (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và ꦐĐào tạo) và Vũ🔜 Trọng Lương (cựu phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng).
Trong vụ g🌺ian lận điểm thi THPT 2018 tại Hà Giang, 107 thí sinh đã được nâng điểm qua 309 bài ꦍthi. Trong số này có con gái của Bí thư Tỉnh ủy đương nhiệm lúc đó, ông Triệu Tài Vinh.