🌱"Các quy định mới lẽ ra nên bớt phiền hà cho doanh nghiệp hơn. Hiện doanh nghiệp làm giấy tờ gì cũng quá phiền phức về thủ tục. Tôi biết một anh chàng người Anh, khi hỏi bằng cấp anh nói 'không có bằng Đại học'. Tôi từng ngạc nhiên 'vậy sao anh lại làm được vị trí quản lý dự án một tập đoàn dầu khí nổi tiếng nhất nhì của Mỹ?'.
𓂃Nhiều người nước ngoài khác cũng vậy, họ không bằng cấp nhưng nói thật, họ làm việc hiệu quả, năng suất lao động gấp chúng ta hàng chục, thậm chí vài chục lần. Thế mới biết ta coi trọng bằng cấp thay vì hiệu suất hiệu quả, giá trị người lao động đó đóng góp cho công ty. Việc bằng cấp hãy để doanh nghiệp tự quyết định việc tuyển dụng, cớ sao phải can thiệp, ra nhiều quy định gây phiền hà thêm cho doanh nghiệp?".
Đó là thắc mắc của độc giả Nhung Nguyen xung quanh quy định mới về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể, Nghị định 152 có hiệu lực từ 15/2 về việc tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thay thế cho Nghị định 11 năm 2016 có vài thay đổi. Đơn cử, người nước ngoài sang Việt Nam làm việc muốn xin cấp phép lao động theo diện "chuyên gia" phải có bằng đại học trở lên, ít nhất ba năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc dự kiến. Hoặc người đó phải có 5 năm ở nước ngoài và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc dự kiến, trừ diện đặc biệt do Thủ tướng quyết định.
Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyen Thu Trang chỉ ra những bất cập của quy định mới: 𓆏"Kinh nghiệm chuyên môn như nhau không phải là yếu tố để cân nhắc làm lãnh đạo. Lãnh đạo phải tính đến trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm, trải nghiệm ở nhiều quốc gia khác nhau, sự am hiểu về chiến lược tập đoàn, hay đơn giản là người của nước họ... Họ là nhà đầu tư, cần được quyền chỉ định người họ cảm thấy phù hợp để lãnh đạo công ty, chứ không nên bị cản trở bởi quy định cứng nhắc".
Lấy dẫn chứng từ thực tế của lao động nước ngoài tại Việt Nam, độc giả Trần Ngọc Phương Hằng nhận định: ▨"Hồi tôi còn làm giấy phép lao động cho giám đốc công ty vào năm ngoái, bắt buộc phải có giấy chứng nhận từng đảm nhiệm chức giám đốc công ty ở nước ngoài ít nhất ba năm. Nhưng vấn đề là ông này trước đây chỉ làm chủ công ty chứ chưa làm thuê bao giờ, vậy làm sao ra giấy chứng nhận đó được? Vậy mà Sở không đồng ý giấy chủ sở hữu công ty. Luật ngày càng khó thì làm sao thu hút tay nghề nước ngoài được. Thực tế giống đuổi họ đi thì đúng hơn".
"Nghị định mới phức tạp, gây phiền toái, lãng phí thời gian và không cải thiện gì cả. Sếp tôi học đại học chuyên ngành phi công, nhưng sau đó làm kinh doanh đã nhiều năm và không có học thêm khóa nào về kinh doanh. Mới đây, khi tôi đi làm giấy phép lao động mới cho sếp đã gặp rất nhiều khó khăn và phải thực hiện các thủ tục rườm rà bất hợp lý", bạn đọc Quyên Quyên chia sẻ.
>> Trở thành ông chủ vì dám làm trái ngành
Thực tế, pháp luật Việt Nam không cấm người lao động nước ngoài vào nước ta với mục đích làm việc. Tuy nhiên, để đảm bảo thị trường lao động trong nước, pháp luật quy định chỉ có một số đối tượng người lao động nước ngoài có thể vào Việt Nam làm việc. Chúng ta muốn thu hút các chuyên gia nước ngoài, nhưng cần có bằng cấp chuyên môn cao trong lĩnh vực mà họ được công nhận là chuyên gia.
Đồng tình với quy định mới về điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, độc giả Tien Truong cho rằng: 🍃"Tôi thấy Nghị định này nhằm mục đích bảo vệ lực lượng lao động Việt Nam, vì một số dự án nước ngoài nói là đưa cả ngàn chuyên gia qua, mà thực chất là lao động chân tay. Cái khó ở đây chính là cách để phân biệt chuyên gia thật sự. Nên chỉ có thể tạm thời phân biệt qua bằng cấp.
🔯Làm hàng rào kỹ thuật cho từng ngành nghề không hề đơn giản. Trong khi bằng cấp là cái dễ kiểm tra nhất. Hãy thử nghĩ xem, có ai nói mình chuyên gia mà chẳng có một cái bằng cấp hay chứng chỉ nào không? Và chính dựa trên bằng cấp, chúng ta mới biết được công việc đó ở Việt Nam có lao động làm được không? Vậy nên hãy dừng chê bai mà nên đưa ra đề xuất để hoàn thiện nghị định này".
Nhấn mạnh mặt tích cực của Nghị định 152, bạn đọc Buingocsam khẳng định: 💧"Theo tôi, luật này cũng không có gì là quá cứng nhắc cả vì bản thân các nước đều có quy định tương tự. Bạn ở Mỹ, châu Âu, châu Phi hay những nước thuộc châu Á, khi xin giấy phép lao động, cũng đều phải yêu cầu bằng cấp tối thiểu và kinh nghiệm làm việc. Đây là quy định chung và hầu hết được các nước trên thế giới đang áp dụng chứ không phải riêng chúng ta.
🃏Chỉ có một điều, đó là thời gian, kinh nghiệm làm việc thì nên mở rộng thêm một chút. Tức là chúng ta có thể chấp nhận cả thời gian, kinh nghiệm làm việc khi ở Việt Nam nữa (hiện tại quy định chỉ chỉ chấp nhận thời gian kinh nghiệm khi ở nước ngoài)".
Đồng quan điểm, độc giả Tran Ngoc Thong phân tích thêm:🌠 "Nếu không có chứng chỉ hành nghề thì không được tự xem mình là chuyên gia (trừ một số trường hợp giỏi xuất chúng như Bill Gates...). Đây cũng là một đức tính về đạo đức mà một người chuyên gia thật sự phải hiểu. Tôi là một kỹ sư xây dựng có giấy phép hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp tại bang Illinois (Mỹ), nên tôi nghĩ quy định mới là hợp lý. Trong ngành xây dựng Mỹ, CEO hoặc một người trong ban quán trị doanh nghiệp bắt buộc phải có bằng Licensed professional engineer. Nếu chỉ có bằng cử nhân xây dựng (Bachelor in civil engineering) thì chúc danh chỉ có thể là kỹ sư xây dựng (không phải chuyên gia).
ཧTôi sống ở Việt Nam 10 năm nay và hiểu cái khó của việc thuê nhân sự nước ngoài, nhưng về chuyên môn và bằng cấp mà nói, cái nào ra cái nấy. Đừng vì không kiểm được người phù hợp mà xin thông cảm này nọ. Nếu trình độ như nhau thì ai bỏ công sức đi thi chứng chỉ hành nghề làm gì?".
Đánh giá cao quy định mới, nhưng cho rằng cần có những điều chỉnh linh hoạt hơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, bạn đọc Tln chốt lại: ♎"Nghị định 152 quy định như vậy là để tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam. Điều này tốt, nhưng thiết nghĩ nên quy định chặt chẽ và linh hoạt hơn. Ví dụ ngành nghề nào thì được tuyển chuyên gia nước ngoài, hoặc cho phép doanh nghiệp tuyển lao động nước ngoài nếu chứng minh được rằng thực sự cần thiết và không có nhân sự thay thế người Việt".
>> Bạn nghĩ sao về quy định này? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.