🐻Tôi chuyển việc, sang công ty mới cách đây bốn năm. Lúc mới qua công ty này, một số đồng nghiệp mới làm thân, hỏi chuyện và không quên phàn nàn ông sếp (là chủ công ty) là một người yêu tiền như con: "Ông ấy chưa bao giờ mời mọi người một ly cà phê".
🦩Sếp tôi giàu, ông không hề giấu thu nhập và tài sản. Tiền lương công ty, tiền cho thuê nhà, tiền bán nông sản trồng ở quê đem lại thu nhập ngoài trăm triệu đồng mỗi tháng.
♊Vậy mà có lần một hôm đến công ty sớm, tôi thấy ông đem theo một hộp cơm trưa, phần ăn sáng bên trong là một trứng ốp la, một ổ bánh mì và vài lát dưa leo.
💜Ông cười: "Hôm nay em ăn sáng nhiêu tiền, đây là bữa sáng của anh, chưa đến 10 nghìn". Rồi ông giải thích: "Trứng mua 25 nghìn một vỉ 10 quả, bánh mì không xe đẩy gần nhà bán hai ngàn rưỡi một ổ".
ꦦTôi thấy nhột khi trước khi đến công ty, có ghé quán bún bò, hết 35 nghìn và 5 nghìn khăn, trà đá.
♚Nhân viên công ty tôi hay có thói quen giờ chiều là rủ nhau đặt đồ ăn, trà sữa. Ông sếp tôi không bao giờ tham gia, bỗng có một người bảo: "Sếp chỉ uống cà phê gói hòa tan cho rẻ".
𒆙Khi giao tiếp với các đồng nghiệp và sếp, tôi thấy có xu hướng thế này:
🌠- Trong suy nghĩ của các đồng nghiệp, sếp tôi giàu nhưng keo kiệt, chi ly từng đồng từng cắc, không đi ăn ngoài, nếu hôm nào mời công ty ăn uống, thì bữa đó trời có bão.
♏- Trong suy nghĩ của sếp: Chưa có tiền thì cần tiết kiệm để có tiền đem đi đầu tư. Khi đã có dòng tiền rồi thì phải tạo thêm các dòng tiền khác để tự do tài chính. Đi ăn uống, cũng là một dạng đầu tư và đã là đầu tư thì phải cho xứng đáng. Về bản chất, ly trà sữa 50 nghìn và gói cà phê hòa tan 3 nghìn đồng là giống nhau, đều để giải khát, vì sao phải tốn 47 nghìn đồng còn lại?
𓆏Tôi nhận thấy, nhóm đồng nghiệp còn ảnh hưởng tư duy của nhiều người "hễ là người giàu thì keo kiệt, không mẻ một đồng". Tôi thì thấy họ tiêu đúng, tiêu vào chỗ cần thiết chứ không tiêu lung tung. Hoàn toàn không phải keo kiệt.
Và ông nói thay vì chi tiêu lặt vặt để trải nghiệm những niềm vui be bé mỗi ngày, tại sao không tích lũy để có niềm vui to hơn?🀅 Nhờ học hỏi tinh thần này, có năm tôi tiết kiệm được hơn 9 triệu đồng nhờ không chi những khoảng lặt vặt. Tiền này đủ sắm Tết hoặc một chuyến du lịch đầu năm.