"Nhóm khủng bố bị bắt vào lúc 12h38 (19h38 giờ Hà Nội) ở khu vực làng Gnjilica thuộc đô thị Raska, nằm sâu trong lãnh thổ Serbia", Petar Petkovic, lãnh đạo văn phòng phụ trách vấn 🌟đề Kosovo và Metohija của Serbia, ngày 14/6 thông báo.
Giới chức Serbia cho biết ba sĩ quan cảnh sát Kosovo khi bị bắt mang the♒o vũ khí tự động và đầy đủ 🦂trang bị quân sự, bộ định vị GPS, bản đồ cùng một số thiết bị khác. Làng Gnjilica nằm cách ranh giới giữa Serbia và vùng ly khai Kosovo khoảng 6 km.
Chính quyền vùng ly khai Kosovo bác bỏ cáo buộc của Serbia, cho rằng ba cảnh sát này bị bắt cóc. Cảnh sát Kosovo cho biết ba cả🐟nh sát thuộc đơn vị tuần tra sát ranh giới với Serbia, họ mất tích sau khi có thông tin về những người đàn ông bịt mặt và mang theo vũ khí xâm nhập vùn♏g ly khai.
Albin Kurti, lãnh đạo cơ quan hành pháp Kosovo, cáo buộc Serbia bắt cóc ba cảnh sát nói trên để trả đũa vụ bắt thủ lĩnh một n♛hóm dân quân người Serbia tại vùng ly khai. Ông Kurti nói vụ bắt cóc xảy ra ở thành phố Leposavic p💛hía bắc Kosovo, đồng thời yêu cầu "trả tự do ngay lập tức cho ba sĩ quan cảnh sát".
Sự việc xảy ra sau loạt vụ đụng độ nổ ra ở miền bắc vùng ly khai, khiến căng thẳng trong khu vực leo thang. Đụng độ giữa người biểu tình gốc Serbia với cảnh sát Kosovo và binh sĩ NATO tại thị trấn Zvecan ngày 29/5 khiến hàng chục người bị thương. NATO sau đó điều hàng trăm binh sĩ tới tăng viện cꦰho lực lượng tại Kosovo.
Người gốc Serbia tại Kosovo tẩy chay cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 4 tại miền bắc vùng ly khai, vốn cho phé🔯p quan chức gốc Albania kiểm soát các hội đồng địa phương dù tỷ lệ cử tri đi bầu chưa đến 3,5%.
Cộng đồng gốc Serbia tại vùng ly khai cũng yêu cầu rút cảnh sát đặc nhiệm Kosovo🐭, cũng như thị trưởng gốc Albania mà họ k🔯hông coi là đại diện cho sắc tộc của mình.
Kosovo với diện tích khoảng 10.800 km2, là vùng lãnh thổ ly khai nằm ở phía tây nam Serbia. Kosovo tuyên bố độc lập năm 2008, song Serbia không công nhận và tuyên bố chủ quyền với khu vực này. Koso♕vo có 1,8 triệu dân, chủ yếu là người Albania.
Khoảng 120.000 người Serbia sống tại miền bắc Kosovo không công nhận chính quyền ở Pristina. Họ trung thành về mặt chính trị với Serbia, nước vẫn cung cấp hỗ trợ tài c💧hính cho cộng đồng này. Phần lớn các nước phương Tây công nhận độc lập của Kosovo, song vùng ly khai chưa được trao ghế tại Liên Hợp Quốc do Nga và Trung Quốc phản đối.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)