"Chúng tôi không còn đường lùi, chúng tôi đã bị dồn vào chân tường", Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic phát biểu trên truyền hình ngày 21/8, đề cập đến tình trạng của người Serbia trên lãnh thổ Kosovo. "Chúng tôi sẽ giải cứu người dân của mình khỏi đàn áp và khủng bố, nếu NATO không muốn làm điều đó".
Ông Vucic đưa ra cảnh báo sau khi cuộc đàm phán do Liên minh châ𒊎u Âu làm trung gian giữa các lãnh đạo Serbia và Kosovo ở Brussels, Bỉ, hồi đầu tuần trước đã sụp đổ.
Serb🍎ia và Kosovo dự kiến nối lại đàm phán, nhưng ông Vucic không lạc quan về triển vọng hạ nhiệt căng thẳng. Ông cáo buộc chính quyền Kosovo từ chối "mọi phương án thỏa hiệp".
"Chúng tôi sẽ tìm kiếm thỏa hiệp trong 10 ngày tới, nhưng tôi lo ngại giới hạn đã bị vượt quá từ lâu", ông Vucic nhấn mạnh, cáo buộc Kosovo tìm cách "loại bỏ hết người Serbia" khỏi khu vực này. Pristina ☂nhiều lần bác bỏ cáo buộc.
Tổng thống Serbia còn chỉ trích NATO vì tăng cường hiện diện ở miền bắc Kosovo, nơi có khoảng nửa người dân Serbia bản địa sinh sống. KFOR, lực lượng gìn giữ hòa bình ở Kosovo do NATO dẫn đầu, đã triển khai khoảng 3.600 binh sĩ tới hai điểm kiểm soát ở biên giới giữa Serbia và Kosovo, tuyên bố sẵn sàng can thiệp nếu "sự ổn định" bị đe dọa.
Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo leo thang sau khi chính phủ của Thủ tướng Albin Kurti hồi cuối tháng 7 yêu cầu người Serbia sống trong vùng lãnh thổ này phải chuyển đổi sang biển🐬 số xe Kosovo trong vòng 60 ngày, bắt đầu từ 1/8 nhưng sau đó hoãn thực hiện một tháng. Khoảng 50.000 người Serbia sống ở miền bắc Kosovo vẫn sử dụng biển số xe và giấy tờ do chính quyền Serbia cấp.
Ông Vucic hồi đầu tháng 8 tuyên bố nước này sẽ không bao giờ nhượng bộ. 💦"Nếu họ tìm cách b💟ắt bớ, ngược đãi hay giết hại người Serbia, chúng tôi sẽ chiến đấu và chiến thắng", ông nói.
Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2008, nhưng người Serbia chiếm đa số tại khu vực phía bắc không công nhận chính quyền ở Pristina. Họ trung thành về mặt chính trị với Serbia, nước vẫn cung cấp hỗ trợ tài chính cho nhóm dân tộc này. Năm 2013, Serbia và Kosovo cam kết tham ♍gia quá trình đối thoại do EU bảo trợ để tìm cách giải quyết các vấn đề tồn tại, nhưng đạtဣ được rất ít tiến triển.
Phần lớn các nước phương Tây công nhận độc lập của Kosovo, song vùng ly khai chưa được trao ghế tại Liên Hợp Quốc, do Nga và Trung Quốc phản đối. Nga cáo buộc phương Tây làm gia tăng căng thẳng gi🅠ữa Serbia và Kosovo, trong khi Kosovo đổ lỗi cho Nga về căng thẳng leo thang hiện nay, cho rằng Moskva đang tìm 🌳cách đánh lạc hướng cuộc chiến ở Ukraine.
Như Tâm (Theo AP, RT)