"Serbia đã và sẽ không gửi vũ khí tới Ukraine hoặc Nga. Không tài liệu nào chứng minh được những thông ꧑tin như thế", Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói với phóng viên hôm 13/4.
Serbia thừa hưởng hầu hết cơ sở công nghiệp quân sự của Nam Tư cũ và đã kiếm được hà🥂ng tỷ USD từ xuất khẩu vũ khí. Tổng thống Vucic cho biết quốc gia Balkan sẽ tiếp tục đầu tư vào các cơ sở quốc phòng.
Ông nói thêm rằng "khá chắc chắn" đạn dược của Serbia sẽ xuất hiện "ở ꦉbên này hoặc bên kia trên chiến trường" Ukraine thông qua các nước thứ ba, sau khi chúng được xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha hoặc Cộng hòa Czech.
Truyền thông đầu tuần này đưa tin tài liệu mật bị rò rỉ của Lầu Năm Góc nói rằng Serbia, vốn là đồng minh truyền thốn꧋g của Nga, từ ౠchối huấn luyện cho lực lượng Ukraine nhưng cam kết "cung cấp vũ khí cho Kiev hoặc đã chuyển giao vũ khí".
Bộ trưởng Quốc phòn🌼g Serbia Milos Vucevic và Ngoại trưởng Ivica Dacic cũng bác bỏ các cáo buộc.
"Chúng tôi đã hơn 10 lần phủ nhận những thông tin dối trá rằng Serbia bán vũ khí cho Ukraine. Serbia đã và sẽ không bán vũ khí cho Ukraine, Nga, cũng như các quốc gia xung quanh cuộc xung đột đó", ông Vucevic ra tuyênꦅ bố cho hay. "Ai đó rõ ràng muốn kéo Serbia vào xung đột, nhưng chún﷽g tôi tuân thủ nhất quán chính sách của đất nước".
Chính quyền Tổng thống Vucic, tuyên bố trung lập trong cuộc chiến Ukraine, từ lâu cố gắng cân bằng mối quan hệ thân thiết trong lịch sử với Nga và mục tiêu gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Serbia không tham gia biện pháp trừ♋ng phạt của phương Tây đối với Nga, song đã ủng hộ một số nghị quyết của Liên Hợp Quốc phản đối cuộc chiến ở Ukraine.
Quan chức Serbia nhiềuꦅ lần nói ♚rằng nước này đang chịu áp lực lớn từ EU và Mỹ về các lệnh trừng phạt và mối quan hệ với Nga.
Truyền thông Mỹ tuần trước đưa tin hàng loạt tài liệu tình báo, trong đó có những văn bản đóng dấu tuyệt mật, đã xuất hiện trên mạng xã hội Twitter, Telegram và nhiều trang web suốt vài tháng qua. Thông tin tình báo bị rò rỉ bao gồm các đánh giá của Lầu Năm Góc về chiến sự Ukraine, cũng như hoạt động tình báo của Mỹ với đối thủ lẫn đồng minh.
Một số thông tin nhạy cảm nhất được cho là liên quan tới năng lực quân sự và những điểm yếu trong quân đội Ukraine, cũng như số lượng đặc nhiệm phương Tây được cho là đã triển khai tới Ukraine.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 13/4 bắt Jack Douglas Teixeira, 21 tuổi, để điều tra liên quan vụ rò rỉ tài liệu mật. Teixeira có thể đối mặt án tù lên tớ𝔍i 10 năm, ngay cả khi không cố ý gây thiệt hại.
Huyền Lê (Theo AFP, Reuters, Anadolu Agency)