Kết quả trên xuất phát từ nghiên cứu do iPrice phối hợp AppAnnie thực hiện nhằm đánh giá các thươ🔜ng hiệu thương mại điện tử đang dẫn đầu thị trường Đông Nam Á. 6 thị trường iPrice khảo sát bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Singapore.
Số liệu phân tích dựa trên lượng người dùng tương tác hàng tháng (MA♎U) của mỗi ứng dụng thương mại điện tử. Shopee, Lazada, Alibaba.com đều có tên trong bảng số liệu này. Trong đó Shopee là một trong những thương hiệu có chỉ số tăng trưởng nổi bật.
Cụ thể theo iPrice, nền tảng mua sắm trên thiết bị di động và máy tính Shopee sở hữu lượng người sử dụng và tải ứng dụng trung bình cao nhất tại 6 quốc gia Đông Nam Á trong khảo sát. Xếp sau lần lượt là Lazada, Tokepedia và Bukal🀅apak - hai ứng dụng Indonesia.
Shopee cũng là sàn thương mại điện tử duy nhất tăng trưꦐởng tổng số lượt truy cập từ quý IV/2018 đến quý II/2019. Riêng quý vừa qua, MAU của🍒 đ7on vị này tăng 8% so với quý I.
Tại Việt Nam, Shopee gia nhập thị trường năm 2016 và đã có bước tăng trưởng thần tốc khi vươn lên vị trí thứ ba thị trường vào đầu năm 20꧟18 và hiện dẫn đầu về lượng truy cập.
Theo phân tích của iPrice, thành công của Shopee đến từ 💖chiến lược "địa phương hóa", t♒ại mỗi thị trường, công ty con của tập đoàn SEA sẽ có phương thức hoạt động riêng.
"Chiến lược này hiệu quả khi Shopee vẫn là một trong những tên tuổi trẻ nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử và nhanh chóng vươn lên kể từ khi thành lập năm 2015", ông Jacob Wolinsky - nhà sáng lập kiêm CEO V꧋alueWalk nói.
Số liệu cũng cho thấy cá🔜c sàn thương mại điện tử khác cũng tăng trưởng tốt như Lazada, Tokopedia, Bukalapak, Bilib.com (Indonesia), Tiki, Sendo, FPT, thegioididong.com (Việt Nam)...
Các chuyên gia nhận định Đông Nam Á là thị trường có tốc🅘 độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tại đây các nền tảng quốc tế lẫn nội địa có nhiều dư địa phát triển. Cạnh tranh khắc nghiệt giữa các sàn thương mại điện tử cũng sẽ mang đến nhiều cơ hội cho người dùng.
Minh Anh