Lý Quí Khánh cho biết anh dành một tháng đến Sapa để sưu tầm, thu mua những mẫu hoa văn thổ cẩm của các dân tộc Ê đê, H'Mông, làm bộ sưu tập Hạt nắng. Anh sử dụng lụa tơ tằm kết hợp với thổ cẩm tạo ra hơn 45 mẫu đồ dạ hội. Còn Valentine Vân Nguyễn đưa thổ cẩm vào những thiết kế mang nét cổ điển, với phom dáng trang phục đặc trưng của triều Nguyễn. Cô muốn phát triển thổ cẩm gắn với trang phục truyền thống để đưa vào những dự án nghệ thuật cổ trang, giúp chất liệu n😼ày được nhận biết nhiều hơn.
Cả hai cùng chung nhận định t🃏hổ cẩm là chất liệu đẹp, nhưng gây nhiều khó khăn khi thiết kế, như khó cắt may, tạo phom. Valentine Vân Nguyễn nói: "Thợ may cắt không khéo, hoặc không có hướng xử lý tốt sẽ khiến các đường dệt bị bung ra toàn bộ. Tôi phải vẽ lên vải, rồi may viền trước khi cắt".
Trong họp báo chiều 17/11 tại TP HCM, chị Mỹ Dung, đại diện ban tổ chức, cho biết để đủ số lượng thổ cẩm thực hiện ba bộ sư🌟u tập, ban tổ chức cùng các nhà thiết kế tìm đến tận nhà nghệ nhân ở nhiều tỉnh thành như: Đăk Nông, Quả✱ng Trị... Trong đó có những loại được đặt nghệ nhân thực hiện riêng theo yêu cầu. Chi phí đầu tư cho chất liệu khoảng nửa tỷ đồng.
Show Hương rừng sắc núi, nằm trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần hai, do Nguyễn🥃 Hiếu Tâm đạo diễn. Anh cho biết thực hiện nhiều show thời t💎rang nhưng lần đầu làm sân khấu catwalk giữa rừng nên thấy hứng thú.
Tâm Giao