Theo International Business Times, các nhà nghiên cứu phát hiện siêu hố đen thông qua quan sát từ Kính viễn vọng Vũ trụ Hubble. Hố đen này khiến nhóm nghiên cứu hết sức bất ngờ bởi trước đây, vật thể quy mô như vậy chỉ được tìm tìm thấy ở những thiên hà lớn nhất trong vũ trụ. Kết quả phát hiện được công bố đầu tháng 4 trên tạp chí Nature.
Dải Ngân Hà của chúng ta cũng là ngôi nhà của siêu hố đen mang tên Sagittarius A*. Tuy nhiên, với khối lượng lớn gấp 4 tౠriệu lần Mặt Trời, nó rất nhỏ bé khi so sánh với siêu hố đen của NGC 1600. NGC 1600 là thiên hà hìnꦫh elip nằm trong nhóm 20 thiên hà tương đối nhỏ. Các phép đo trước đây dựa trên Kính viễn vọng Vũ trụ Hubble chỉ ra có mối liên quan giữa khối lượng của cụm sao dày đặc tại trung tâm và khối lượng hố đen.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu ở Vi📖ện Vật lý Vũ trụ Max Planck và Đại học California, Berkeley, hố đen ở trung tâm của NGC 1600 nặng gấp 1𒐪7 tỷ lần Mặt Trời. "Chúng tôi rất bất ngờ khi hố đen của NGC 1600 lớn hơn 10 lần do với ước tính từ khối lượng thiên hà này", Jens Thomas, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
Do kích thước và sự tách biệt của NGC 1600, các nhà nghiên cứu tin rằng siêu hố đen lớn dần qua nh💟iều lần sáp nhập. Nó có thể từng hợp nhất với siêu hố đen thuộc một thiên hà khác. Ngoài ra, siêu hố đen vẫn hoạt động nếu nó ăn sao và vật chất😼 từ các thiên hà khác để đạt tới kích thước hiện nay.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy siêu hố đen từ hoạt động ăn sao của nó. Những ngôi sao cách thiên hà 3.000 năm ánh sáng thể hiện giống như từng có nhiều sao hơn ngày nay. Điều này cho thấy các sao phun r♉a từ trung tâm của NGC 1600 do vụ𒅌 sáp nhập giữa hai siêu hố đen.
Với phát hiện này, các nhà nghiên cứu suy đoán còn nhiều siêu hố đen khác ở những cụm thiên hà cỡ trung♍ bình. "Chúng tôi ước tính những nhóm thiên hà nhỏ có số lượng hố đen nhiề🍸u hơn 50 lần so với các cụm lớn dày đặc", nhà thiên văn Chung-Pei Ma ở Đại học California, Berkely, nói.
Phương Hoa