Hơn 10h sáng 5/2, các nhân viên quầy rau🔯 xanh tại siêu tไhị BigC đã hai lần tiếp thêm đồ lên kệ.
Tới đây mua đồ, anh Nguyễn Thành Long (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã chất một nửa xe hàng là rau xanh, trái cây. Dịch nCoV đang xảy ra và lan nhanh, khiến gia đình anh thay đổi thói quen sinh hoạt. Thay vì một tuần ăn 1-2 bữa ngoài hàng thì nay các bữa ăn đều tại nhà. Cũng vì thay đổi thói quen nên lượng thực phẩm anh Long mua về cũng tăng h𒁃ơn so với thường ngày.
"Mình chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có tính kháng thể, tăng sức đề kháng cho gia đình như trái cây, còn rau tươi cũng mua vừa đủ ăn ꦕtrong 1-2 ngày vì loại này không để được lâu", anh nói thêm.
Từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý, hệ thống siêu thị này ghi nhận lượng khách tới siêu thị tăng gần gấp đôi so vớꦡi cùng kỳ năm ngoái. Một phần nguyên nhân do dịch viêm phổi do virus corona đang diễn ra khiến nhu cầu mua sắm nhu yếu phẩm của người dân tăng lên. Các mặt hàng tăng lượng tiêu thụ ở đây chủ yếu là rau củ quả, gạo, bột ngọt, đồ hộp...
Ông Khúc Tiến Hà - Giám đốc điều hành BigC miền Bắc cho biết, kh𒉰ông có hiện tượng khách mua gom số lượng lớn hàng hay chen lấn xô đẩy lấy đồ. "Chúng tôi đã làm việc với các nhà cung cấp, đưa ra kịch bản đảm bảo nguồn cung các mặt hàng rau củ quả, tăng gấp 3 lần số lượng hàng dự trữ trong kho với các sản phẩm mì tôm, đồ ཧhộp, gạo... đảm bảo không thiếu hàng", ông Hà cho biết.
Không riêng BigC, nhiều hệ t🍸hống siêu thị, bán lẻ khác cũng đã chuẩn bị và tăng lượng hàng dự trữ gấp 2-3 lần so với trước đây. Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc Co.op mart Hà Nội, ngay từ trong Tết đã tăng lượng hàng dự trữ trong kho thêm 40% để đủ hàng bán sau Tết. "Các nhà cung cấp làm việc với chúng tôi đều cam kết cung ứng đủ hàng, không bán tăng giá", bà nói.
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nói chỉ ít người mua tích trữ thực phẩm vì dịch thôi, nhưng cũng chủ yếu mặt hàng tăng sức đề kháng như tỏi, cần t⛎ây, cam, táo...
"Rau c🍌ủ quả không thể tích trữ lâu dài. Lượng hàng bán ra của các siêu thị, hệ thống phân phối ngày nào cũng đảm bảo nguồn cung, nên mua gom là không có".
Chị Trang (một kh💖ách mua sắm tại Mỹ Đình, Hà Nộꦏi) cho biết: "Hôm trước có nghe thông tin trên mạng về việc người dân đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ, thậm chí có siêu thị hết cả đồ. Nhưng hôm nay tôi thấy không thiếu đồ gì, rau củ, trái cây hay mì gói hàng đầy ự".
Còn bà Lê Thị Nga - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước trấn an, hiện công tác phòng, kiểm soát dịch ꧟đang được nhà chức trách kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống phân phối kết nối 24/24 đảm bảo đủ hàng cung ứng trên thị trường tại các vùng đã công bố hoặc ♌chưa công bố dịch. Vì thế, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang".
Bên cạnh việc cung ứng các mặt hàng thực phẩm thiết yếu phục vụ đời🥃 sống của người dân, các siêu thị cũng làm việc với các nhà cung cấp khẩu trang (khẩu trang y tế và khẩu trang vải), nước sát khuẩn để tăng mạnh lượng cung.
Một số siêu thị đã đẩy mạnh kênh bán hàng online trước các cảnh báo lây lan dịch nCoV.
Tỷ lệ bán qua kênh online tại Coopmart hiện khoảng 5-10%, bà Dung hy vọng, sẽ tăng trong giai đoạn nꦯày. "Tất cả các sản phẩm bán tại siêu thị truyền thống đều được "lên mạng". Khi Việt Nam công bố dịch, kênh bán hàng online của chúng tôi ghi nhận số đơn đặt hàng mỗi ngày tăng lên", bà chia sẻ.
Trong khi đó, các sàn thương mại꧅ điện tử (Shopee, Tiki...) lại chọn hình thức hợp tác cùng siêu thị với nhiều khuyến mãi lớn, đến 30% đơn hàng, để kích thích người tiêu dùng tăng mua qua kênh trực tuyến.
Mở rộng kênh bán online, huy động các doanh n🌃ghiệp thương mại điện tử, logistics vào cuộc... cũng là một trong những kịch bản được Bộ Công Thương đưa ra, bên cạnh giải pháp đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong thời kỳ dịch bệnh.
Theo bà Lê Thị Nga – Phó vụ trưởng Vụ Thị trường t⛄rong nước, cơ quan này đã xây dựng nhiều kịch bản khác nhau, ngay cả phương án ứng phó trong trường hợp xấu nhất, ứng với các cấp độ phát triển của dịch bệnh.
Bộ Công Thương cũng làm việc với các doanh nghiệp logistics, thương mại điện tử, đề nghị tăng vận chuyển các đơn hàng trong mùa dịch từ hệ thống siêu thị tới người dân. "Đây cũng là một cách hạn ♏chế tập trung nơi đông người, và Trung Quốc đang áp dụng và làm rất tốt", bà Nga thông tin.
Anh Minh