Trong thời gian diễn ra siêu trăng, các nhà chức trách ở những vùng ven biển phải theo dõi chặt chẽ mực nước biển để đề phòng nguy cơ ngập lụt, theo Christian Science Monitor. Do nằm ở điểm gần Trái Đất nhất với khoảng cách 356.508 km, lực hấp dẫn của Mặt Trăng sẽ tác động mạnh hơn lên đại dươn🐷gജ trên hành tinh, tạo ra những đợt thủy triều cao hơn thông thường gọi là "thủy triều vua".
Dọc theo bờ đông nước Mỹ, đặc biệt là miền nam bang Florida, các cộng đồng dân cư đang chuẩn bị phòng chống ngập lụt từ "thủy triều vua" do siêu trăng gây ra. Cùng với hiện tượng bă🔯ng tan ở Bắc Cực và mực nước biển dâng cao trên khắp thế giới, sự kiện siêu trăng có thể gây thiệt hại lớn hơn trong quá khứ.
"Thủy tr🔯iều thường mạnh hơn ở thời điểm trăng non đầu tháng hoặc trăng tròn. Tại những pha này, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm thẳng hàng. Ảnh hưởng của Mặt Trời và Mặt T🔥răng lên đại dương trên Trái Đất cùng hướng. Khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất cũng tác động lớn tới thủy triều. Nhìn chung, thủy triều cao hơn hẳn trong thời kỳ siêu trăng và tình trạng ngập lụt nhiều khả năng xảy ra hơn", Robert Boyle, phó giáo sư địa lý và thiên văn học ở Đại học Dickinson, Mỹ, giải thích.
Ở vùng ven biển Mỹ, "thủy triều vua" xảy ra một hoặc hai lần mỗi năm, gây ngập lụt🐈 cho những khu vực thấp. Khi mực nước biển gia tăng, tình trạng ngập lụt sẽ diễn ra thường xuyên hơn và "thủy triều vua" trở thành vấn đề nghiêm trọn༺g hơn.
"Tất cả phụ thuộc vào vị trí", Stephen Strader, giáo sư địa lý môi trường ở Đại học Villanov, Philadel𓄧phia, cho biết. "Ví dụ, những địa điểm ở gần đại dương dễ bị ngập lụt hơn do nước triều dâng cao".
Siêu trăng xảy ra do quỹ đạo hình elip của Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng nằm thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trời ở điểm gần Trái Đất nhất (cận điểm), nó lớn hơn 14% vàꩲ sáng hơn 30% so với trăng tròn bình thường. Siêu trăng ở cận điểm sẽ chỉ xuất hiện trở lại sau 18 năm nữa.
Xem thêm: Siêu trăng lớn nhất thế♉ kỷ b🌞ên các biểu tượng thế giới
Phương Hoa