Ý k🐓iến được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đưa ra hôm 31/5, khi ông công bố chiến lược chống dịch mới của đất nước. Theo đó, người dân cần xác định cuộc sống trong điều kiện "bình thường mới" là như thế nào và 🅷Singapore sẽ làm gì để thích nghi, phát triển cùng tình hình mới.
Virus sẽ t♊iếp tục lây truyền ở một số khu vực trên thế giới trong nhiều năm tới, gây ra các đợt bùng phát nhỏ ở Singapore, ông Long cho hay.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Singapore Hoàng Tuấn Tài kiêm chủ tịch đội đặc♚ nhiệm chống Covid-19 cho biết, Si🐻ngapore đã lên kế hoạch cho khả năng Covid-19 sẽ chuyển thành mầm bệnh đặc hữu.
Bệnh đặc hữu là các bệnh thường xuyên xuất hiện trong một cộng đồng, với tỷ lệ lây nhiễm được duy trì ở mức có thể dự đoán được như cúm, sởi, HIV🀅... Giáo sư Paul Tambyah, Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Nhiễm trùng châu Á Thái Bình Dương, ví dụ: "Gần đây nhất là dịch cúm H1N1 A 2009 trở thành bệnh đặc hữu trong vòng một năm rưỡi". Theo ông, Covid-19 có thể giống như bệnh cảm cúm thông thường, ảnh hưởng chủ yếu tới người cao tuổi.
Việc xóa sổ hoàn toàn một căn bệnh không hề đơn giản. Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ xác nhận hai căn bệnh đã được loại bỏ trên toàn thế giới, gồm bệnh đậu mùa và bệnh🍨 rinderpest (dịch tả trâu bò). Cả hai đều được đẩy lùi nhờ tiêm chủng rộng rãi.
Giáo sư Dale Fisher, người đứng đầu Mạng lưới Ứng phó và Cảnh báo Dịch bệnh Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho bi♓ết khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu, nó sẽ không "biến mất".
"Virus sẽ không bị tiêu diệt và tiếp tục tồn tại. Đối tượng phải nhập ▨viện là những người chưa được tiêm chủng", ông Fisher nói. Tuy nhiên, 𒉰giáo sư nhấn mạnh điều này không có nghĩa Covid-19 chỉ gây bệnh nhẹ như cúm. Ông chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân Covid-19 gặp các triệu chứng nhẹ, nhưng hàng triệu người đã tử vong. Hơn 3,7 triệu người đã chết vì Covid-19 kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, so với số người chết vì cúm hàng năm ước tính từ 290.000 đến 650.000.
Ông Fisher nhận xét rằng sự ra đời của vaccine là một bước ngoặt đối với đại dịch, giúp 🧜biến Covid-19 thành một "căn bệnh nhẹ". Khi nhiều người được tiêm phòng hơn, các biện pháp hạn chế có thể được nới lỏng.
Tiến sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Phòng khám Rophi thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore, cho biết tiêm chủng là "chiến lược không thể thiếu" khi sống chung với virus. Theo ông, những người đã tiêm phòng đầy đủ 🔯nên tiêm nhắc lại để tăng cường khả năng miễn dịch. Một số ⛎người khác có thể tiêm vaccine hàng năm như tiêm phòng cúm.
Theo giáo sư Tambyah, rất khó để dự đoán khi nào Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu trên toàn cầu. Tiến sĩ Leong🌜 n🍒hận xét: "Singapore sẽ bước vào giai đoạn sống chung với dịch khi đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, khoảng 70% đến 90% dân số, đồng thời số ca nhiễm không lấn át khả năng truy vết. Việc điều trị Covid-19 bằng trang thiết bị y tế tốt hơn, cùng các phương pháp kháng thể đơn dòng hiệu quả cao có thể tiêu diệt virus".
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đại dịch khác có thể xảy ra trong tương lai. Giáo sư Tambyah nhận định: "Chừng nào ta còn xâm phạm lãnh thổ của các loài động vật hoang dã và thực hiện đủ mọi thí nghiệm, nguy cơ d♈ịch bệnh từ một ൲loại virus corona khác vẫn còn".
Tính đến 1/6, Singapore đã tiêm hơn 4🍌 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna, trong đó, hơn 40% dân số được tiêm ít nhất một liều, trên 30% dân số đã tiêm đầy đủ⛎. Tốc độ triển khai tiêm vaccine đạt 100.000 liều một ngày. Nước này dự kiến 70% dân số được tiêm chủng trước cuối tháng 7.
Mai Dung (Theo Channel News Asia)