Mꦡấy tháng nay, căn phòng 25 m2 của vợ chồng anh Đồng và chị Nguyễn Như Mai, 29 tuổi, ngậ🐓p tràn niềm hạnh phúc khi có tiếng trẻ thơ. Ôm con vào lòng, anh Đồng nói đây là ước mơ mà một người không thể đi lại gần 20 năm khao khát mỗi ngày.
16 năm trước, ở tuổi 21, anh Đồng bắt đầu cuộc đời trên xe lăn do đứt tủy sống, cắt bỏ một chân hoại tử. Khoảng một năm sau, sức khỏe💙 dần ổn định, vết thương không còn đau khi trái gió trở trời, anh học nghề sửa chữa điện tử và mở một cửa hàng nhỏ. Năm 2015, an🍌h kết hôn với chị Mai.
Sau kết hôn, anh Đồng chưa từng nhắc đến việc có con vì biết mình thiệt thòi. Được mọi người động viên, cả hai ♐quyết nỗ lực để gia đình có thêm thành ꦕviên.
Đầu năm 2019, vợ chồng anh đến Bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội, khám. Bác sĩ tư vấn chỉ cầ𓆏n chọc hút tinh trùng và chuyển phôi thì khả năng có con là 80%. Hai vợ chồng được bệnh viện hỗ trợ 30 triệu đồng để làm thủ thuật PESA lấy tinh trùng từ mào tinh chồng và chuyển phôi cho vợ.
Thạc sĩ, bác sĩ Vương Vũ Việt Hà, Phó giám 🧔đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, cho biết PESA là phương pháp thu nhận tinh trùng bằng chọc hút qua da, không cần mở mào tinh, thu được ít tinh trùng hơn song dễ thực hiện, không xâm lấn.
Cũng cáওch này, song phương pháp MESA lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật, phải xâm lấn nhiều, dễ gây viêm dính và khó khăn trong lần lấy sau. Ngoài ra, phương pháp TESA lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút tinh hoà🅰n; TESE lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật tinh hoàn, tỷ lệ thu tinh trùng cao hơn.
Các thủ thuật trên thường được sử dụng ở nam giới bị vô sinh do tắc ống dẫn tinh hoặc không có ống dẫn tinh bẩm sinh. Nếu nam giới vô sinh không do bế tắc, bác sĩ chỉ định làm vi phẫu ti🌳nh hoàn Micro TESE, tìm tinh trùng tốt nhất, tăng cơ hội thụ thai cho hai vợ chồng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 100 cặp vợ chồng vô sinh, 40% do vợ, 30% do chồng, 20% do cả hai và 10🍎% không rõ nguyên nhân. Điều này chứng tỏ tỷ lệ vô sinh do nam và do nữ tương đương nhau.
Trường hợp anh Đồng, sau khi thực hiện PESA thu nhận 🐎tinh trùng người chồng, bác sĩ chỉ định chọc trứng cho ngư🦩ời vợ. Chị Mai chọc được 17 trứng và tạo được 13 phôi, trong đó có 5 phôi chất lượng loại một.
Lần đầu tiên chuyển phôi không thành công, hai vợ chồng về nhà, ổn định sức khỏe để chuyển phôi 🐭lần hai nhưng vẫn không t♒hành. May mắn lần chuyển phôi thứ ba thành công và được thai đôi, anh ôm vợ bật khóc ngay khi biết tin.
Những ngày mang thai, vợ chồng đối diện với nhiều nỗi lo. Bản thân khuyết tật, anh 𝓡không thể cùng vợ đi khám thường xuyên. Nhiều lần𝐆 đến viện, anh xin kê đơn thuốc vài tháng và mua luôn để không đi lại nhiều lần.
Mang thai được 7 tuần, chị Mai có dấu hiệu ra huyết nên phải đi viện nhiều hơn. Tuần thai 29, chị bị dọa sẩy, phải nằm viện điều trị dưỡng 🥀thai. Cả thai kỳ, chị tăng 8 kg, may mắn sức khỏe hai em bé vẫn ổn định, đủ cân nặng.
Tuần thai 37, chị Mai được chỉ định mổ đẻ. Cặp𒀰 song sinh chào đời bình an, bé gái nặng 2,2 kg, bé trai nặng 2,1 kg.
🐟"Bế con trên tay, tôi thấy cổ họng mình nghẹn lại, sung sướng ngỡ đang mơꩲ", anh Đồng chia sẻ.
Sau sinh con, anh Đồng nhờ gia đình nội ngoại hỗ trợ, giúp đỡ để có thời gian làm việc, kiếm tiền nuôi c💞on và trả nợ. Cuộc sống vất vả nhưng trong nhà chưa bao giờ vơi bớt tiếng cười. Anh Đồng như trút được gánh nặng còn chị Mai thêm niềm tin để vun đắp hạnh phúc cho tổ ấm nhỏ.
"Năm năm s🦋át cánh cùng vợ, nay có thêm hai con, tôi không còn buồn về những thiệ꧅t thòi trước đó, chỉ mong mình đừng đau ốm để vợ con còn có chỗ dựa vào", anh Đồng nói.
Thùy An