Sản phụ chuyển dạ nhập Bệnh viện Hùng Vương ngày 2/1. ꦿBác sĩ chỉ định sinh thường do thai khỏe mạnh, mẹ đủ sức khỏe vượt cạn. "Kết quả thăm khám cho thấy em bé to nên chúng tôi đã chuẩn bị dự phòng các tình huống thai nhi bị kẹt vai, sản phụ bị băng huyết. Vì thế, tham gia ca sinh này gồm bác sĩ có kinh nghiệm và cả các bác sĩ nhi", hộ sinh Vũ Ngọc Vân, người tham gi🐻a đỡ sinh, cho biết.
May mắn, chỉ trong 10 phút, sản phụ đã sinh thành công. Bé trai nặng 5,15 kg chào đời không bị tổn thương vai, mẹ cũng không tổn🐲 thương tầng sinh môn hay băng huyết như lo ngại. Bé được bác sĩ thử đường huyết và áp dụng phương pháp da kề da vớ🔜i mẹ.
Ngày 4/1, sức khỏe của hai mẹ con đều ổn định. Sản phụ cho biết khi mang thai chị lên cân khá nhiều với hơn 25 kg. "Trong lần khám thai cuối, bác sĩ phòng khám tư cảnh báo con nặng hơn 3 kg, cần chế độ ăn kiêng. Tôi không n🔯gờ cháu nặng gần 5,2 kg", người mẹ chia sẻ. Hai con đầu của chị, mỗi bé chào đời nặng 3,2 kg, gia đình không có ai quá to con. Mang thai lần này ch🀅ị ăn uống bình thường.
Bác sĩ Lý Thanh Xuân, Phó Khoa Sanh, Bệnh viện Hùng Vương, cho hay đây là trường hợp sinh qua ngã tự nhiên với con to hiếm gặp. Đến nay hầu hết trường hợp thai to đều phải sinh mổ. Lý giải tình trạng thai to, bác sĩ Xuân cho rằng có thể do trước sinh mẹ mắc tiểu đường hay nội🍨 tiết rố♔i loạn gây rối loạn chuyển hóa.
Những bào thai quá to dễ dẫn đến khi sinh kẹt vai con, mẹ tổn thương tầng sinh môn. Một số trường hợp con quá to, buộc phải sinh mổ. Sau sinh, em bé nặng cân dễ hạ đ🌳ường huyết, hạ thân nhiệt, đái tháo đường, hạ canxi huyết nên được theo dõi ở khoa Nhi.
Bác sĩ Xuân khuyến cáo, trong thai kỳ cần theo dõi đường huyết để nếu rối loạn chuyển hoá thì bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng hoặc có thể s🐭ử dụng thuốc. Thai phụ đái tháo đường thai kỳ sau sinh cũng cần khám kiểm tra đường huyết để sớm điều trị.
Bé sơ sinh nặng nhất Việt Nam đến nay là em bé sinh ở Vĩnh Phúc tháng 10/2017, nặng 7,1 kg.