Địa điểm tổ chức lễ tốt nghiệp cuối tháng 4 đang là chủ đề thu hút trong cộng đồng sinh viên trường Đại họ𝔍c Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM. Ngày 16/4, trường thông báo ꦦtổ chức buổi lễ vào ngày 26/4, ở hai hội trường A5 và B4, tùy khoa.
Thông tin thu hút hàng nghìn lượt tương tác trên fanpage của trường, phần lớn phản đối. Theo sinh viên, A5 là hội trường lớn và trang trọng nhất của Bách khoa với sức chứa khoảng 1.000 người; hội trườ✤ng B4 với sức chứa khoảng 150 người, không tương xứng ☂với quy mô của lễ tốt nghiệp.
Thanh Phong, tân cử nhân khoa Kỹ thuật Giao thông, nói thất vọng khi biết mình sẽ nhận bằng ở hội trường B4. Phong cho biết lễ tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng với ꧟em v🐻à bố mẹ nên định đưa gia đình từ Bình Phước lên TP HCM tham dự.
"Em và gia đình luôn tự hào, mong chờ ngày tốt nghiệp. Nhiều phụ huynh bỏ công việc, lặn lội đường xe đến dự lễ, muốn chứng kiến con mình được đứng lên bục nhận bằng cử nhân ở một hội trường trang trọng", Phong🍎 cho hay.
Tương tự, Hà Minh, tân cử nhân khoa Quản lý công nghiệp, thấy ấm ức và bức xúc khi sinh viên khoa khác được tổ chức lễ tốt nghiệp ở hội trường A5 còn mình phải dự lễ ở B4. Nam sinh cho rằng tốt ng🦩hiệp đại học, nhất là ở ngôi trường kỹ thuật hàng đầu như Bách khoa, là điều tự hào. Vì thế, sinh viên sẵn sàng chờ thêm vài ngày, vài tuần để có buổi lễ xứng đáng.
Theo Minh, ngoài yếu tố trang trọng, hội trường A5 còn có ý nghĩa tinh thần để sinh vi🐻ên Bách khoa phấn đấu. Ngày nhập học, tất cả sinh viên được thầy cô truyền động lực "vào từ A5 sẽ đi ra tại A5". Do đó, hội trường này được mặc định gắn với cột mốc ra trường của sinh viên.
Trên fanpage, trường🗹 Đại học Bách khoa TP HCM cho biết sẽ có 7 khoa tổ chức lễ tốt nghiệp ở hội trường B4.
Ngày 17/4, PGS.TS Bùi Mai Hương, Trưởng phòng Quản trị Thương hiệu - Truyền thông, trường Đại học Bách kh𒆙oa, cho biết lâu nay lễ tốt nghiệp được tổ chức ở hội trường A🅰5. Đây là lần đầu tiên trường song song tổ chức lễ tốt nghiệp ở cả hội trường A5 và B4.
PGS Hương cho hay cuối tháng 4, toàn trường có khoảng 1.000 sinh viên, học viên tốt nghiệp, chưa kể phụ huynh đi kèm. Những lần tổ chức ở A5 trước đây, một số khoa chỉ có hꦓơn 100 người tham dự, lọt thỏm giꦏữa hội trường. Năm nay Hội đồng học vụ, lãnh đạo trường và những khoa này đã bỏ phiếu quyết định thay đổi, nhằm tổ chức lễ tốt nghiệp hiệu quả nhưng vẫn nghiêm túc, ý nghĩa.
"Hoàn toàn ♚không có việc phân biệ൲t đối xử khoa này với khoa kia", PGS Hương cho hay.
Bà nói thêm cả hai hội trường đều trang hoàng, gắn màn hình LED, b𒅌ục sân khấu để đảm bảo tính long trọng của buổiܫ lễ. B4 cũng là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng của trường như lễ bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư.
Nhà trường không 👍thu phí tổ chức lễ tốt nghiệp. Sinh viên đặt cọc 500.000 đồng cho lễ phục, được trả lại sau khi trừ tiền giặt, ủi. Ngoài ra, mỗi sinh viên tốt nghiệp đóng 95.000 đồng để in và sao bằng, bảng điểm, học bạ.
Ở Việt Nam, khoảng 5 năm gần đây, lễ tốt nghiệp được các trường đại học quan tâm, tổ chức hoành tráng... Như trường Đại học Ngoại thương tổ chức buổi lễ ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại học Tôn Đức Thắng trang hoàng hội trường hơn 1.400 chỗ cho các sự kiện lớn. Ngoài ra, các trường còn đầu tư lễ phục riêng, mời người nổi tiếng, thiết kế âm thanh, ánh sáng. Có trường miễn phí, song cũng nhiều trường thu phí của sinh viên từ 0,2 triệu đến 1,5 triệu đồng. Sinh viên thường mời bố mẹ🌼, người thân, bạn bè đến chung vui.
Vì thế, không ít trường bị phàn nàn về khâu tổ chức lễ tốt nghiệp. Trường Đại học Hoa Sen hai lần phải thuê Nhà hát Hòa Bìnꦏh ở quận 10 vì sinh viên chê nơi cũ chật chội, không đủ trang tr𒊎ọng cho lễ tốt nghiệp.
N𒀰ăm ngoái, trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP HCM khiến sinh viên bức xúc khi chỉ gửi thư mời dự lễ🍨 tốt nghiệp cho phụ huynh của sinh viên đạt loại giỏi, xuất sắc. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đổi ngày buổi lễ khiến sinh viên ở xa không kịp xoay xở.
Lệ Nguyễn
* Tên sinh viên đã thay đổi