Thông tin trên đượ🌱c TS. Đặng Minh Tuấn - Trưởng khoa Vi điện tử và Viễn thông, Trường Đại học CMC, kiêm Viện Trưởng Viện nghiên cứu ứn﷽g dụng ATI đưa ra trong podcast Nghề tương lai số thứ hai với chủ đề "Ngành bán dẫn 'săn' nhân lực - gen Z làm gì để 'bắt trend'".
Theo ông Tuấn, mức lương của người lao động ngành bán dẫn phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và đ💛ơn vị làm việc của của từng cá nhân. Đối với các công ty nước ng꧑oài và trong nước, các bạn có thể tiệm cận mức 1.000-2.000 USD một tháng với kinh nghiệm từ 1-3 năm. Với kinh nghiệm 3-5 năm, nhân sự sẽ có thể có mức lương trên 2.000 USD ở các khâu thiết kế chip hoặc kiểm thử.
T𒁏rong buổi trò chuyện, vị chuyên gia CMC đánh giá bán dẫn, một trong những ngành học đang thu hút sự quan tâm của Chính phủ, đơn vị giáo dục và thế hệ nhân sự tương lai, đang được bổ sung tại rất nh﷽iều trường đại học trên cả nước.
Đây là công nghệ lõi của rất nhiều công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo, big data.༺.. Do đó, bán dẫn rất quan trọng với mọi mặt 📖kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời, là cơ hội cho các quốc gia được nằm trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu.
"Việt Nam đang có cơ hội để tham gia chuỗi cung ứng đó và đem lại triển vọng việc làm cho các bạn 🌳gen Z, hay thậm chí lཧà những nhóm nhiều tuổi hơn muốn chuyển đổi sang ngành ngày", chuyên gia chia sẻ.
"Cha đẻ" Vietkey nhận định, với kiến thức ở bậc THPT, học sinh có thể theo học ngành bán dẫn, đặc biệt là những bạn học tốt các môn khoa học tự nhiên. Ngành này cũng không có sự phân biệt về giới tính, bất kể nam ha🔯y nữ đều có thể tham gia vào dây chuyền công nghệ, sản xuất vi mạch bán dẫn.
Tuy nhiên, để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường đại học cần có sự đầu tư hàng triệu đôla cho trang thiết bị chuyên dụng; phần mềm thiết kế, mô phỏng, kiểm định... Đây là một trong những thách thức lớn với các đơn vị giáo dục đào tạo, đòi hỏi dòng đầu tư ổn định để mang đến ♒trải nghiệm toàn diện cho sinh viên.
Theo đó, tại Trường Đại học CMC, với hệ sinh thái "viện - trường - doanh nghiệp", sinh viên có thᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚể trải nghiệm trong môi trường ngh𓄧iên cứu, sản xuất song song với tiếp thu kiến thức học thuật. Điều này là yếu tố rất lớn để giúp các bạn học tập toàn diện.
Xuyên suốt chương trình, TS. Tuấn còn chia sẻ chi tiết hơn về việc ngành có "lỗi thời" trong những năm tới hay không, đối tượng phù hợp với ngành, cũng như cách các trường đào tạo nguồn nhân lực tương lai.
Độc giả xem thêm chia sẻ của TS. Đặng Minh Tuấn trong chương trình dưới đây:
TS. Đặng Minh Tuấn▨ hiện là Trưởng khoa Vi điện tử và Viễn thông, Trường Đại học CMC, kiêm Viện Trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng ATI. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin, hàng chục công trình nghiên cứu và nhiều sản p🏅hẩm nổi tiếng như bộ gõ Vietkey, Vietkey Linux (Giải nhất cuộc thi Trí Tuệ Việt Nam 2002), hệ thống nhận diện khuôn mặt CIVAMS, chuyển đổi âm thanh thành văn bản (Speech to Text)...
Nhật Lệ
Chương trình nằm trong chuỗi podcast "Nghề tương lai" do VnExpress sản xuất. Đây là kênh thông tin giúp phụ huynh và các bạn trẻ có góc nhìn đa chiều về ngành nghề và nắm bắt xu hướng việc làm, phát sóng trên báo điện tử VnExpress và fanpage .
Mỗi số sẽ khai thác một ngành nghề được dự đoán phát triển mạnh mẽ trong tương lai như trí tuệ nhân tạo, Big Data, thiết kế game, phân tích dữ liệu, bảo mật thông tin... Trong số đầu tiên, chương trình khai thác về chủ đề "Hành trình từ 'chơi' đến 'học' và 'kiếm tiền' từ game", câu chuyệ♔n xoay quanh nghề vận động viên thể thao điện tử.
Trong các số tiếp theo, VnExpress tiếp tục dựa trên xu hướng thị trường và ý kiến của độc giả để phát triển chương trình, khai thác đa dạng từ ngành nghề truyền thống đến công việc mới xuất hiện.
Độc giả để lại thắc mắc tại bình luận꧙ để được giải đáp trong các số tiếp theo.