Tham gia câu lạc bộ "Chung tay phát triển dược liệu Việt Nam" ngay từ khi bước chân vào Đại học Dược Hà Nội, Thanh đang là thành viên trong nhóm kinh🍨 doanh. Câu lạc 🔥bộ được chia ra làm ba nhóm nhỏ là cộng đồng, sản xuất và kinh doanh với sự chuyên môn hóa riêng.
Nhiệm vụ của Thanh và các bạn cùng nhóm kinh doanh là quảng bá, tìm kiếm thị trường và đưa sản phẩm do nhóm chế tạo đến với khách hàng. Hiện câu lạc bộ duy trì hoạt động được là nhờ sự hỗ trợ về vốn và thị trường của anh chị cựu sinh viên đã khởi nghiệp thành công vì "nhóm kinh doanh hoạt động khá🦋 yếu".
"Mình và các bạn Đại học Dược có chuyên môn ở việc chế tạo dư🔯ợc phẩm nên không biết nhiều về kinh tế và truyền thông - marketing", Thanh nói.
Phạm Thành Tôn (22 tuổi), sinh viên Đạඣi học Bách khoa Hà Nội đang cùng 9 người bạn khởi nghiệp với dự án "Ứng dụng công nghệ 3D phục vụ y tế và giáo dục". Tôn cho rằng, dự án thể hiện rõ tiềm năng trong lĩnh vực y tế khi nhóm có thể tạo ra các sản phẩm xương bằng nhựa peek (loại nhựa sinh học) để cấy ghép vào cơ thể người, thay thế các xương bị gãy, hỏng. Hiện nhóm đã thử nghiệm thành công trên 10 bệnh nhân của Đại học Y Hà Nội.
Tuy nhiên, nhóm Tôn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường vì hiện tại mới liên kết với Đại học Y nên sản phẩm chưa được biết đến rộng rãi. "Dân Bách kho꧙a mà, Truy🌸ền thông - Marketing là cái bọn mình rất yếu", Tôn nói.
Cách đây vài hôm, Tôn qua trường Đại học Kinh tế quốc dân với mong muốn có thể tìm được bạn cùng phát triển dự án, nhưng kết quả không khả quan vì ngoài việc tìm người có khả năng, Tôn muốn gặp được người hứng thú ♊và đam mê với lĩnh vực nghi🍌ên cứu này.
Anh Bùi Đình Nhật, cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, hiện là Giám đốc dự án học tiếng Anh Kidtopi, cũng khởi nghiệp từ khi là sinh viên năm hai, ghi nhận khó khăn mà Kim Thanh và Thành Tôn gặp phải cũng là "tình trạng chung" của những người trẻ muốn đi theo con đư🤡ờng khởi nghiệp. Việc tìm và tập hợp được một nhóm 10🅰-30 người có chuyên môn khác nhau cùng đam mê và mục tiêu là một thử thách lớn đối với bất cứ ai.
Anh Nhật cho rằng khởi nghღiệp rất cần kiến thức đa ngành mà hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện tại chưa đáp ứng đượ, chủ yếu hướng đến đào tạo những người có chuyên môn cao tại một lĩnh vực cụ thể. Kiến thức đa ngành, "ngoại đạo" mà sinh viên có chủ yếu do tự mày m▨ò chứ ít khi được học tại trường.
Để khắc phục khó khăn này, Giám đốc dự án học tiếng Anh Kidtopi mong muốn các tr🐓ường sẽ tích cực tạo ra sân chơi, cuộc thi về khởi nghiệp để học sinh, sinh viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và tìm "chiến hữu" có chung đam mê và mục tiêu. Ngoài ra, việc tạo cơ hội cho người trẻ cọ xát cũng là một cách nâng cao khả năng làm việc n𓆏hóm.
"Điều này không ở đâu dạy mà phải cho các em trải qua những mâu thuẫn tưởng chừng không thể gi💙ải quyết, phải dẹp bỏ cái tôi vì mục tiêu và lợi ích chung", anh Nhật nói.
Ông Lê Hải An, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo khẳng định, trường học là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Các cơ sở giáo dục là nơi cung cấp thôn♐g tin, xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức hoạt động truyền cảm hứng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.
Thứ trưởng khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho các trường chủ động, thúc đẩy và khuyến khích hoạt động kh⛦ởi nghiệp, đổi mới tư duy sáng tạo và huy động các thành phần kinh tế tư nhân ওđể xã hội hóa hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
Thanh Hằng