Trong chuyến thực tập tại một trung tâm phục hồi chức năng ở quận 1 TP HCM, Ngô Hoàng ಌLâm và Vũ Thọ (sinh viên ngành kỹ thuật y sinh) chứng kiến mỗi ngày c🗹ó hàng trăm bệnh nhân đến tập vật lý trị liệu. Số lượng bệnh nhân lớn, nhu cầu tập luyện tăng khiến bác sĩ mệt mỏi, không tập trung phục vụ hết bệnh nhân. Nhóm nhận thấy tại khu vực tập luyện, hầu hết các thiết bị tập có xuất xứ từ Mỹ, Hàn Quốc... nhưng khi bị hư hỏng, phải gửi qua nước ngoài sửa chữa. Trước thực tế này, hai sinh viên muốn tạo ra thiết bị tập phục hồi chức năng sản xuất trong nước, điều khiển bằng điện thoại.
Sau hơn 3 tháng nghiên cứu và thiết kế, nhóm chế tạo thiết bị tập đơn giản, có hệ giá đỡ làm bằng🎀 gỗ, bên ngoài bọc bằng mút xốp để nâng cánh tay khi tập. Cơ cấu chuyển động tập do hai động cơ điện đảm nhiệm, tích hợp mạch điều khiển động cơ và biến trở điều khiển góc tập gồm góc gập và góc duỗi tay. Căn cứ vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ thiết lập các góc gập, duỗi tay phù hợp và tốc độ tập đảm bảo sự thoải mái cho họ.
Vũ Thọ, thành viên nhóm cho biết, các tổn thương khớp tay, chân hiện khá phổ biến do đây là vị trí hoạt động nhiều, đặc biệt là người chơi thể thao và người già. Với mục tiêu tối ưu hóa chi phí giúp giảm giá thành, nhóm nghiên cứu thiết b🍌ị tập phục hồi chức năng cho tay và phần mềm điều khiển bằng điện thoại. "Bệnh nhân có thể mua máy ở nhà tập luyện mà bác sĩ vẫn có thể theo dõi được quá trình tập của người bệnh qua điện thoại", Thọ nói.
Viജệc thiết lập và điều chỉnh các chỉ số tập luyện thực hiện trên ứng dụng điện thoại do nhóm tự viết. "Điểm khác biệt của sản 🅠phẩm là thông qua phần mềm điều khiển và dữ liệu trong quá trình tập luyện, bác sĩ xác định tình trạng hồi phục của bệnh nhân và điều chỉnh chế độ tập phù hợp cho nhiều bệnh nhân từ xa mà không cần phải gặp trực tiếp", Hoàng Lâm, thành viên nhóm cho biết.
Thiết bị cũng được thiết kế thêm tính năng cảnh báo. Khi người bệnh cảm giác đau trong quá trình tập do biến trở gặp sự cố hoạ🦂t động quá giới hạn góc đặt sẵn, người dùng có thể bấm nút báo động, hệ thống sẽ tự động dừng và gửi thông báo đến bác sĩ để kịp thời xử lý. Hiện sản 𒀰phẩm trong giai đoạn thử nghiệm thực tế tại trung tâm phục hồi chức năng nơi nhóm thực tập.
Theo Hoàng Lâm, dự kiến chi phí sản xuất phần cứn♋g của máy khoảng hơn 7 triệu đồng (các máy ngoại nhập có giá gần 30 triệu đồng). Sắp tới, nhóm tích hợp tính năng nhận diện khuôn mặt, cá nhân hóa dữ liệu cho mỗi bệnh nhân. Ngoài ra nhóm🌸 dự định phát triển các thiết bị tập cho khớp gối, khớp cổ chân, khớp vai...
PGS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, nguyên Viện phó viện nghiên cứu điện tử, tin học và tự động hóa, Bộ Công thương đánh giá, thiết bị tập phục hồi chức năng của nhóm là sản phẩm không mới. Tuy nhiên sản phẩm tích hợp phần mềm quản lý, điều khiển bằng điện thoại là rất thiết thực, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế hiện nay. Sản phẩm có thể ứng dụng ngay giúp❀ bác sĩ theo dõi được bệnh nhân từ xa, chăm sóc cho nhiều người, giảm chi phí điᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ lại.
PGS Lâm cho rằng, so với cơ cấu tập bằng cơ, việc nhౠóm sử dụng động cơ điện nguy cơ xảy ra tai nạn cao hơn, vì khi hệ thống lỗi hoặc xác lập góc sai sẽ gây nguy hiểm cho người dùng. "Mặc dù nhóm có thiết kế nút bấm cảnh báo, nhưng sẽ rất khó nếu trường hợp người bệnh bị đau cả hai tay. Nhóm cần nghiên cứu khắc phục điểm này để đảm bảo an toàn hơn", PGS Lâm gợi ý.
Hà An