Hàng tuần, Đặng Quang, sinh viên năm thứ ba Học viện Báo chí và Tuyên truyền, dành 3 buổi tối học tại trung tâm với mục tiêu thi đạt chứng chỉ HSK cấp độ 4 (chứng chỉ đánh giá trình độ tiếng Trung dành cho ngư🐓ời nước ngoài, gồm 6 cấp độ). Tổng số tiền mà nam sinh chi ra đến thời điểm này để học tiếng Trung là 14 triệu đồng.
Đây là chứng chỉ Quang cần đạt được nếu muốn tốt nghiệp vào năm tới, bởi chuẩn đầu ra ngoại ngữ của Học viện với sinh viên ngành Báo chí là chứng chỉ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Nam sinh chọn ti𒊎ếng Trung, trong khi phần lớn bạn bè chọn thi các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEIC.
Lê Hưng, sinh viên năm cuối chuyên ngành Điện tử viễn thông, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã học và đạt B2 tiếng Anh (yêu cầu ngoại ngữ đไối với hệ chất lượng cao) theo chương trình học của trường. Tuy nhiên, hồi tháng 6, nam sinh mới biết kết quả này giờ không còn giá trị để được công nhận chuẩn đầu ra.
Hoài Thu và nh🍨iều sinh viên năm thứ ba, thứ tư Đại học Khoa học Xã hội và Nhân v🔴ăn Hà Nội cũng rơi vào tình cảnh tương tự, dù đã đạt B1 tiếng Anh của trường.
Nguyên do là trước đây, các trường cho phép sinh viên theo học tại chỗ với học phần Ngoại ngữ tương đương chuẩn đầu ra B1. Sinh viên được công nhận đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ nếu đạt điểm từ 6,5. Nhưng từ năm học này, các trường thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu cần có chứng chỉ cho chuẩn đầu ra ngoại ngữ, chứ không xét tương đương như trước꧂. Hưng, Thu vì thế đang ôn tập gấp rút để thi.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành từ năm 2016. Trong đó, yêu cầu với người có bằng đại học là năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việtꦍ Nam, tương đương trình độ B1 theo khung châu Âu. Các ngoại ngữ đang được áp dụng hiện nay là tiếng Anh, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Nga, tùy trường. Có đại học chỉ quy định chuẩn đầu ra duy nhất bằng tiếng Anh. Phần lớn trường yêu cầu chứng chỉ quốc tế uy tín.
B1 là mức tối thiểu được đa số đại học dùng để xét đầu ra ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhiều trường yêu cầu mức cao hơn, thường ♓là với các ngành liên quan đến ngôn ngữ nước ngoài, ngành chất lượng cao, chương trình liên kết hoặc một số ngành kinh tế.
Đại học Bách khoa Hà Nội yêu cầu sinh viên có chứng chỉ TOEIC 500 hoặc tương đương mới được nhậജn đồ án tốt nghiệp. Học viện Ngoại giao yêu cầu chứng chỉ IELTS 6.0-6.5 với 💃hệ đào tạo chuẩn, 6.5-7.0 với hệ đào tạo chất lượng cao hoặc tương đương. Đại học Kinh tế Quốc dân yêu cầu chuẩn đầu ra 5.5-6.5 IELTS hoặc tương tương.
"Sinh viên vào trường nhưng không chắc ra trường được, chuẩn ngoại ngữ tiếng Anh là rào cản khá lớn", ông Phạm Tấn Hạ, Phó hiệ♐u trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, nói. Vài năm gần đây, sinh viên của trường tốt nghiệp đúng hạn thường đạt khoảng 60%. 40% sinh viên còn lại phải kéo dài đến năm thứ năm, thứ sáu mới có thể ra trường do nợ chứng chỉ tiếng Anh B1.
Tại Đại học Lâm nghiệp Hà Nওội, theo ông Lê Hoàn, cán bộ phòng đào tạo của trường, số sinh viên nợ chuẩn đầu ra ngoại ngữ TOEIC 450 có nhưng không nhiều.
Ông Hạ và ông Hoàn nhận định nhiều em không đạt do gần tốt nghiệp mới nhớ đến điều kiện tiếng Anh đầu ra. Ngoài ra, ông Hạ cho rằng🏅 nhiều em yếu ngoại ngữ từ đầu vào, lại vừa học vừa làm thêm, không sắp xếp thời gian khoa học và chưa cố gắng hết mình. Sinh viên tốt nhất nên có lộ trình ôn luyện cụ thể bắt đầu từ năm nhất.
Các trường đều đánh giá chuẩn đầu ra ngoại ngữ là công cụ cho sinh viên tham gi💛a tự tin vào thị trường lao động, ứng tuyển được các vị trí có mức lương cao hơn, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Theo bà Đặng Thị Thu Hương, Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, có ngoại ngữ tốt, sinh viên chủ động tìm hiểu tài liệu nước ngoài mà thầy cô chỉ dẫn, tự tra cứu, nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới, nâng cao hiểu biết. Nhà trường đang có chiến lược quốc tế hóa chương trình đào tạo, nâng cao dần tỷ lệ giảng dạy bằng ngoại ngữ cho các học phần trong chương trình. Hiện các chương trình chất lượng cao có tỷ lệ hơn 20% giảng bằng tiếng Anh. Trong một, hai năm tới, tỷ lệ này sẽ phổ cập cho tất cả các chương trình đã được kiểm định cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo và kiểm định AUN (mạng lưới các đại ⛎học Đô🌟ng Nam Á).
Để hỗ trợ sinh viên, Đại học Khoa học Xã hội nhân văn TP HCM có trung tâm ngoại ngữ tổ chức giảng dạy tiếng Anh. Hết năm thứ 2, sinh viên đạt chuẩn ngoại ngữ 🍎mới được học tiếp năm 3. Nhờ vậy, mỗi năm tỷ lệ sinh viên ra trường đúng hạn "nhích lên một chút".
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội hồi tháng 7 ký hợp tác với Hội đồng Anh, hỗ trợ tư 🌃vấn cho sinh viên thi chứng chỉ IELTS. Đại học Lâm nghiệp ༺mỗi tháng tổ chức thi sát hạch đầu ra ngoại ngữ một lần.
Các trường cũng lưu 💃ý chứng chỉ tiếng Anh có gi♔á trị trong 2 năm.
Với Đặng Quang, chứng chỉ HSK 4 (tương đương trình độ trung cấp) khá nặng. Nam sinh lo lắng khi thấy nhiều anh, chị khoá trước phải ra trường muộn vì k෴hông đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữꦅ. Vừa học ở trường, vừa đi làm thêm, nam sinh đang phải nỗ lực "bơi" để hoàn thành chứng chỉ vào tháng 4 năm sau.
"Em cảm thấy rất uổng công", Lê Hưng hụt hẫng khi biết cần thi lại chứng chỉ trước khi ra trường. Hưng và bạn chọn thi c🍎hứng chỉ Aptis của Hội đồng Anh với chi phí 1,4 triệu đồng.
"Đây là cáꦐch trước mắt để đạt điều kiện đầu ra ngoại ngữ. Sau khi tốt nghiệp, em sẽ thi lấy chứng chỉ IELTS và TOEIC để xin việc", Hưng nói.
* Tên các sinh viên đã thay đổi.
Lệ Thu