Hồi năm 2000, tôi và các anh chị em ở quê ra thành phố học thì rất may mắn được những người họ hàng có biệt thự xây ở ngoại thành cho ở. Một mình tôi ở một căn nhà ba 👍tầng.
Một nhóm anh chị họ của tôi thì ở một căn biệt thự bên cạnh bờ hồ. Những năm đại học không tốn tiền thuê nhà và điện nước. Việc cần làm là ở,♊ trông coi và dọn vệ sinh cho những căn nhà đó thôi.
>> Sinh viên nghèo ở trọ biệt thự
Sau 🐟khi tốt nghiệp đại học vẫn được ở thêm vài năm nữa, khu vực đó phát triển mạnh và những người họ hàng của tôi từ nội thành chuyển ra để ở thì chúng tôi mới phải trả lại nhà.
Thế nên tôi nghĩ những người giàu có, xây nhà to đẹp ở khu xa trung tâm thì hãy cứ nên hoàn thiện để cho thuê giá rẻ. Vẫn có người có nhu cầu, họ sẽ vừa ở vừa trông nhà, giữ vệ sinh để căn nhà không bị hoaꦚng tàn.
Còn về lâu dài, theo tôi nên nghiên cứu đánh thuế bất động sản, căn nhà thứ hai tại một đô thị để ngăn chặn việc người sở hữu quá nhiều nhà đất tại một đô thị lớn, trong khi đó những ngườ𒉰i có nhu cầu ở thực sự thì không có khả năng mua dẫn đến nhu cầu lớn hơn nguồn cung, gây khan hiếm và đẩy giá lên.
Lấy ví dụ một hộ gia đình có hai căn nhà ở cùng một thành phố trực thuộc tỉnh ( hoặc ở cùng các quận trung tâm của Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, ꦯCần Thơ) thì căn thứ hai sẽ bị đánh thuế.
Nhưng nếu có một căn ở quận trung tâm, một căn ở huyện ngoại thành hoặc ở thành phố khác thì sẽ không bị đánh thuế. Điều này vừa kích thích đầu tư để mang lại giá trị kinh tế c🗹ho các tỉnh, vừa chống việc sở hữu quá nhiều bất động sản tại một địa phương gây nên khan hiếm. Như vậy giá nhà đất sẽ tự nhiên giảm vì cung - cầu gặp🌊 nhau.
Độc giả Quang Tan chia sẻ như trên, về kỷ niệm được ở nhờ trong một căn biệt thự "bỏ hoang" ở ngoꦍại thành, đồng thời nêu đề xuất về việc đánh thuế bất động sản.
>> Quan điểm của bạn thế nào. Chia sẻ bài viết tại đây.
Thành Đô tổng hợp