Chỉ từ sáng đến trưa 28/1, Bộ Y tế công bố hàng chục ca dương tính nCoV có liên quan đến ổ dịch Công ty Poyun ở TP Chí Linh, Hải Dương. Nhà ở phường Bến Tắm, cách công ty chừng 6-7 km, Nguyễn Thị Thảo Vân, sinh viên năജm hai ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, đứng ngồi không yên. Em không thể ngủ được, liên tục gọi về cho gia đình và lên mạng xem tin tức. Vào các nhóm lớp cấp tiểu học, THC⛎S và THPT của mình, Vân càng sốt sắng.
"Bạn nào cũng chỉ♊ muốn về quê thật nhanh dù không biết về có giúp gì được không. Lúc đó, tụi em chỉ nghĩ có thể về nhà đón Tết là tốt rồi, làm hay học đều có thể bỏ được", Vân nói.
Cả buổi rối bời, đến tối Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo cho sinh viên toàn trường nghỉ Tết sớm một tuần so với kế hoạch. Vân gọi về cho bố mẹ. Được khuyên nên ở lại Hà Nội để đảm bảo an toàn vì ở quê rất꧙ hỗn loạn, Vân bình tĩnh suy nghĩ kỹ. Em chuyển hướng, quyết định ở lại Hà Nội nghe ngóng, đợi tình hình ổn định, F1, F2 được khoanh vùng triệt mới xem xét về quê.
Vân bắt đầu lên mọi phương án đón Tết. Thứ nhất, nếu về quê, em có thể đi tới chốt kiểm dịch ở đầu TP Chí Linh rồi trình giấy tờ tùy thân để được vào trong rồi thực hiện cách ly theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương. Khi được phép lên Hà Nội, em có tꦺhể phải cách ly 14-21 ngày.
Lường trước♑ tình huống này, Vân đã ꦬgọi điện cho các thầy cô để hỏi. Thầy cô đều nói sẽ tạo điều kiện để những bạn quê có vùng dịch có thể về ăn Tết mà vẫn đảm bảo kế hoạch học tập. Vì vậy, em khá yên tâm nếu về quê.
Nữ sinh Bách khoa๊ cũng nghĩ đến trường hợp dịch bệnh phức tạp, phải ở lại Hà Nội đón Tết. Em đã liên hệ chủ trọ và được bác cho 𝄹phép ở lại ăn Tết nếu không thể về quê.
Hiện Vân chưa quyết định sẽ về hay ở lại mà tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh ở quê thêm vài ngày nữa. "Tâm lý của sinh viên học tập xa nhà là muốn về quê sum vầy dịp Tết. Tối qua, đọc được tin Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu mục tiêu dập các ổ dịch mới phát sinh trong 8 ngày tới, em rấ♛t vui. Em đặt hết niềm tin vào mục tiêu đó, tin tưởng Hải Dương sẽ sớm chiến thắng Covid", Vân lạc quan.
Nguyễn Văn Nam, trú tại phường Văn Đức, TP Chí Linh, sinh viên năm cuối Đại học Giao thông Vận tải, cũng chưa quyết định sẽ về nh✤à hay đón Tết Nguyên đán một mình ở Hà Nội. Khi biết tin Chí Linh bị giãn cách xã hội, em khá bình tĩnh, gọi điện về cho gia đình. Khi bố mẹ nói không thuộc diện F, Nam khẽ thở phào và bắt đầu tính toán, lên kế hoạch.
Trường hợp ở lại Hà Nội, những ngày giáp Tết, Nam sẽ chuẩn bị lương t🏅hực, đồ ăn trong một vài ngày, phòng trường hợp hàng quán đóng cửa ngày đầu năm. ൲Em sẽ liên lạc một số bạn bè cùng quê, nếu một vài người ở lại có thể tổ chức đón Tết chung, hạn chế ra ngoài đường và tuân thủ quy tắc phòng dịch. "Hiện bạn bè cũng như em, chưa biết chốt là về hay ở nên cũng mới chỉ rủ nhau như vậy, chưa chắc chắn điều gì", Nam nói.
Nam cũng cân nhắc kế hoạch về quê đón Tết với cả nhà vì thấy có một số thuận lợi. Em hiện làm bán thời gian trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Khi dịch bệnh chưa được giải quyết ổn, các sự kiện cũng bị hủy nên ngay cả khi ở Hà Nội hay cố gắng về thủ đô sớm, em cũng không có việc. Ngoài ra, Nam đã hoàn thành xong kỳ thực tập, đang༺ làm đồ án tốt nghiệp và không phải đến trường. Việc nghỉ ở nhà cũng không ảnh hưởng nhiều tới việc học.
"Bố mẹ không bắt em về, chỉ dặn làm như nào cho hợp lý, thuận tiện cho kế hoạch cá nhân. Em nghĩ thời điểm này ở đâu📖 cũng không thể an toàn tuyệt đối, quan trọng nhất vẫn là phòng dịch", Nam nói, dự định 27-28 âm lịch sẽ đưa ra quyết định về Hải Dương hay ở lại Hà Nội dựa vào tình h🦋ình thực tế. Nếu không về, đây sẽ là năm đầu tiên Nam đón Tết xa nhà.
Khác với Vân hay Nam, Nguyễn Thị Dương, sinh viên một trường đại học ở quận Bắc Từ Liêm𓆉 (Hà Nội), xác định đón Tết Tân Sửu ở Hà Nội dù🐲 không phải đến trường từ hôm nay.
"Ban đầu, em dự định về quê ở p▨hường Hoàng Tiến, TP Chí Linh vào ngày 25-26 tháng chạp, theo lịch nghỉ Tết của trường. Thế nhưng tình hình dịch phức tạp, một người hàng xóm nhà em làm ở công ty Poyun dương tính với nCoV. Em trai em trở thành F2, bố mẹ thành F3. Em buộc phải hủy kế hoạch, xác định ở lại ăn Tết tại Hà Nội", Dương chia sẻ.
Em bày tỏ may mắn khi gần tháng nay không về quê do bận cꦐông việc học tập. Tuy nhi⭕ên, nữ sinh rất lo lắng vì kết quả xét nghiệm các thành viên trong gia đình chưa có. Hơn nữa, thành phố phong tỏa quá nhanh, bố mẹ chưa kịp đi mua khẩu trang hay thức ăn dự trữ.
Hiện, em đã báo với chủ trọ xin phép được ở lại đón Tết và đư𝓀ợc tạo điều kiện nhưng phải chủ động mua thức ăn dự trữ vì mùng 1 và 2 Tết sẽ khóa cửa, không thể ra ngoài. Thấy bạn bè đều có thể về quê, Ngọc có chút chạnh lòng nhưng vẫn chốt phương án ở lại để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh, đặc biệt khi nhà có người thuộc diện F2, F3.
Ngược lại với Dương, Nguyễn Thị Ngọc, sinh viên năm tư Đại học Bách khoa Hà Nội, quyết định sẽ về nhà vào đầu tuần tới, sau ﷽khi thi. Em sẽ m📖ang sách vở để sẵn sàng học online và chấp nhận bị cách ly. "Dù thế nào, ngày Tết em vẫn muốn được ở cùng gia đình", Ngọc nói.
Ngọc chia sẻ vì không đi làm thêm, việc ở nhà trong những ngày Tết không ảnh hưởng đến công việc cá nhân. Ngoài ra, do học hệ 5 năm, sau kỳ nghỉ Tếꦯt Nguyên đán, Ngọc cũng chưa phải đi thực tập nên nếu phải cách ly sẽ không bị chậm nhịp học so với bạn bè. "Em có thể học online, nhà trường cũng tạo điều kiện cho sinh viên quê vùng dịch, sắp xếp thời gian thi hợp lý cho chúng em trong trường hợp không thể quay về Hà Nội đúng hạn", Ng🅺ọc chia sẻ.
Ngọc nghe ngóng thông tin trên báo đài và người ♏quen, biết rằng có thể đi xe khách về trạm thu phí Phả Lại, sau đó khai báo y tế và nhờ người quen đi đón hoặc bắt xe ôm về nhà. Trong những ngày Tết, Ngọc xác định chỉ ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác và tuân thủ nguyên tắc 5K. Hiện, nữ sinh cùng cộng đồng sinh viên quê Hải Dương gây quỹ để mua vật tư y tế, gửi tặng lực lượng đang làm nhiệm vụ trên địa bàn Hải Dương.
Chỉ trong ba ngày 28-30/1, 207 ca nhiễm cộng đồng được Bộ Y tế ghi nhận ở 7 t🌠ỉnh thành, trong đó tập trung nhiều nhất ở hai ổ dịch là Công ty Poyun ở TP Chí Linh, Hải Dương và sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh.
Dương Tâm - Thanh Hằng