Linh là sinh viên năm thứ ba ngành Kinh tế của một đại học ở Hà Nội. Kỳ II năm nhất, nữ sinh đạt điểm trung bình học tậꦇp (GPA) ở mức giỏi, đồng hạng 4 với một bạn khác. Theo quy chế, 𒊎mỗi lớp có 10% sinh viên được học bổng khuyến khích học tập, xếp theo GPA từ cao xuống thấp. Lớp được 4 suất, Linh không đạt do điểm rèn luyện thấp hơn.
"Kỳ I em không giành được học bổng nên kỳ II chỉ chăm chăm vào học,🔯 rồi cũng nghĩ xếp loại giỏi thì điểm rèn luyện tự khắc cao", Linh nói.
Sang năm thứ hai, Linh tìm hiểu thông tin, xin lời khuyên từ anh chị khóa trên, rồi đăng ký tham gia tổ chức chương trình chào tân sinh viên của khoa để có chứng nhận tính điểm rèn luyện. Sau đó, nữ sinh tham gia khâu tổ chức một hội thảo ở khoa và hiến máu. Kết quả, điểm rèn luyện của Linh ở mức 91/👍1🙈00, tăng khoảng 15 điểm so với năm trước, giúp em lần đầu giành được học bổng.
Ngoài dùng để xét học bổng, các trường đại học sử dụng điểm rèn luyện để xét khen thưởng - kỷ luật, xét cho thôi học, ngừng học, xét lưu trú ký túc xá hay làm căn cứ xét sinh viên có được thi tốt nghiệp, làm khóa luận hay không. Tùy mục tiêu, nhiều♔ sinh viên phải lên kế hoạch để kiếm điểm này.
Các quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên nằm trong Thông tư 16 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, các trường đánh giá người học dựa trên: ý thức học tập; chấp hành nội quy; tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, th🍒ể thao; quan hệ cộng đồng; tham gia công tác cán bộ lớꦇp, các đoàn thể, tổ chức trong trường hoặc đạt thành tích đặc biệt.
Điểm rèn luyện được tính theo thang 100. Sinh viên đạt từ 90 đến 100 được ꧒xếp loại xuất sắc, 80 đến dưới 90 tốt, 65 đến dưới 80 khá, 50 đến dưới 65 trung bìn♛h, còn lại là yếu và kém.
Dựa vào đây, mỗi trường xâ🌳y dựng bảng đánh giá chi tiết. Như với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên được đánh giá theo 5 tiêu chí lớn, mỗi tiêu chí lại gồm nhiều yêu cầu nhỏ, điểm từ -5 đến 8.
Hán Huyền Trang, sinh viên năm thứ hai chuyên ngành Báo ảnh, cho biết một số tiêu chí rওất dễ được điểm như đóng học phí, các 💯khoản lệ phí, bảo hiểm y tế đầy đủ; chấp hành quy chế nội - ngoại trú; tham gia tuần sinh hoạt công dân, chấp hành nội quy, các văn bản chỉ đạo.
"Nếu không bꦗị ไkỷ luật, gần như sinh viên nào cũng được khoảng 68-70 điểm nhờ những phần này", Trang chia sẻ.
Tuy nhiên, để đạt mức điểm cao hơn, sinh viên cần có kết quả học tập ཧcao hơn hoặc phải tham gia nghiên cứu khoa học; tổ chức các chương trình của khoa, trường; tham gia các câu lạc bộ; hiến máu...
Như kỳ II năm học trước, ꧅Trang đạt 83/100 nhờ có điểm GPA🗹 xếp loại giỏi và tham gia chương trình tình nguyện "Đền Hùng xanh" trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, có giấy khen của tỉnh Phú Thọ.
Trang cho rằng nếu mục tiêu là điểm rèn luyện, sinh viên cần lưu ý để biết hoạt động nào được tính điểm. Em tham gia nhiều hoạt động do yêu thích, nไhưng chỉ một trong số đó được cộng điểm.
Đình Dũng, sinh viên năm thứ ba ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách khoa Hàꦫ Nội rất ít tham gia các hoạt động ở trường do tính hướng nội. Tuy nhiên, nếu hai kỳ liên tiếp bị xếp loại yếu kém về rèn luyện (dưới 50 điểm), si🌊nh viên bị cho ngừng học ít nhất một kỳ. Dũng kiếm điểm rèn luyện bằng cách tham gia một số hoạt động online.
"Nhà 𒈔trường thường có những hoạt động online như làm bài kiểm tra quy chế, điền khảo sát, lấy ý kiến sinh viên, họp lớp", Dũng nói. Cộng với điểm GPA loại khá, em được khoảng 65 điểm mỗi kỳ.
Còn Thanh Tùng, sinh viên năm hai Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng cách hiệu quả ꧟là tham gia các sự kiện, hội thảo ở trưওờng.
"Với một✃ số chương trình lớn, trường công khai điểm rèn luyện. Với chương trình khác, từng k𝓡hoa có quy định riêng. Sinh viên cần chăm đọc thông tin do khoa, trường phát ra để nắm bắt", Tùng nói.
TS Phạm Mạnh Hùng, đại ꦗdiện Ban Công tác sinh viên, Đ🤡ại học Bách khoa Hà Nội, cho biết để có thể có kết quả rèn luyện tốt, sinh viên cần có kết quả học tập tốt; có ý thức rèn luyện, kế hoạch tham gia các hoạt động; kết nối với bạn bè, thầy cô, thường xuyên theo dõi kênh thông tin của trường; tham gia hoạt động và sử dụng các công cụ do trường cung cấp.
Ở mức thấp h🐟ơn, để không bị kỷ luật do kết quả rèn luyện kém, sinh viên cần tham gia các hoạt động theo yêu cầu tối thiểu như: họp lớp, sinh hoạt công dân, bài kiểm tra quy chế và cuộc thi tìm hiểu pháp luật online.
"Đây là hoạt động cơ bản, không tốn thời gian", ông Hùng nói. Thông qua hoạt động này, sinh viên sẽ nắm được các thông tin để định hướng học tập và rèn luyện, t💞ìm kiếm sự hỗ trợ khi cần, đảm bꦑảo khả năng thích ứng, giảm thiểu các tác động bất lợi từ môi trường xung quanh.
Ngoài ra, tùy theo thiên hướꦕng, sinh viên có thể lựa chọn hoạt động hay tổ chức phù hợp để tham gia. Tại Bách khoa Hà Nội, mỗi học kỳ có khoảng 600 hoạt động lớn nhỏ với khoảng 400.000 lượt sinh viên tham gia. Nhà trường có quy trình, hệ thống ghi nhận và theo dõi hàng ngày.
"Nếu thích thể thao, sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ hay các hoạt động thể thao; muốn nghiên cứu k🐠hoa học, trau dồi chuyên môn, các em tham gia câu lạc bộ học thuật, phòng nghiên cứu hay hội thảo khoa học. Về kết quả rèn luyện, các hoạt động này được ghi nhận như nhau", ông Hùng chia sẻ.
Đại diện Phòng ꦦCôn✃g tác sinh viên một trường khối Kinh tế cho rằng có nhiều cách để kiếm điểm rèn luyện dễ dàng. Tuy nhiên, không ít sinh viên không quan tâm cho đến khi điểm này ảnh hưởng đến một số lợi ích như học bổng, ký túc xá. Nhiều em tìm cách lấy điểm theo hướng chống đối.
"Nếu tham gia các hoạt động phù hợp với sở trường hay ngành học, các bạn vừa có điểm rèn luyện tốt, vừa có thêm kỹও năng, kiến thức phục vụ công việc khi ra trường", cô nói.
*Tên một số nhân vật được thay đổi