Ngày 25/9, Chính phủ ban hành Nghị định 116 về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Mức hỗ trợ trên được áp dụng với sinh viên đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức chính quy, liên thông chính quy. Thời gian hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại ෴trường, nhưng không quá 10 tháng một năm học.
Sinh viên đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục s🗹au 2 năm kể từ n🔯gày có quyết định công nhận tốt nghiệp sẽ phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ. Trường hợp chuyển sang ngành đào tạo khác, bỏ học, không hoàn thành chương trình đào tạo cũng phải bồi hoàn.
Nếu bồi hoàn chậm, sinh viên phải chị🀅u lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì cơ quan thu hồi kinh phí bồi ho𒆙àn có quyền khởi kiện tại tòa án.
Ngꦓhị định 116 có hiệu lực từ 15/11, nhưng áp dụng bắt đầu từꦕ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.
Chính sách không thu học phí đối vớ✨i học sinh, sinh viên sư phạm thực hiện từ Luật giáo dục năm 1998 nhằm thể hiện giáo dục là quốc sách hàng đầu, thu hút học sinh giỏi vào sư phạm. Theo thời gian, nhu cầu thị trường lao động thay đổi, số sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành nhiều, gây lãng phí lớn.
Hơn nữa, nhiều em vào trường sư phạm chỉ vì được miễn học phí chứ không yêu thích nghề. Vì vậy, từ cuối năm 2017, nhiều chuyên gia đề nghị𒉰 nên bỏ quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm. Tiếp thu ý kiến này, Luật Giáo dục 2019 quy định học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí và cꦦhi phí sinh hoạt nhưng phải bồi hoàn nếu công tác trong ngành không đủ thời gian.
Xuân Hoa