"Chúng tôi muốn số người có mặt trong hội trường ít nhấ🍸t có thể, nhằm gián tiếp truyền đi thông điệp rằng nhiều người trong chúng tôi không hài lòng với൩ chế độ quân chủ, và chúng tôi muốn thay đổi", Suppanat Kingkaew, sinh viên 23 tuổi, hôm nay cho biết, đề cập tới lễ tốt nghiệp hoàng gia được tổ chức tại Đại học Thammasat ở thủ đô Bangkok ngày 30-31/10.
🦄Lễ tốt nghiệp, nơi Quốc vương đích thân trao bằng, là một sự kiện trọng đại đối với các sinh viên sắp ra trường và gia đình họ. Các bức ảnh chụp tại buổi lễ thường được nhiều gia đình Thái Lan tự hào treo trong nhà.
Truyền thống này bắt đầu từ năm 1932, trước khi chế độ quân chủ chuyên chế chấm dứt, tại thời điểm hoàng gia muốn củng cố quan hệ với tầng lớp trun💧g lưu đang gia tăng.
Nghi thức này trở nên quan trọng hơn dưới thời cố vương Bhumibol Adulyadej, cha của Vua Maha Vajiralongkorn, người đã dành nhiều thập kỷ hoạt đ🍌ộng để tăng cường uy tín của hoàng gia, vốn phải được tôn kính theo quy định của hiến pháp.
Tuy nhiên, cải cách chế độ quân chủ lại là một trong những yêu sách người biểu tình đưa ra trong làn sóng phản đối chính quyền b💛ùng phát từ hồi tháng 7. Đám đông cho rằng quyền lực của Quốc vương Vajiralongkorn nên được giảm bớt, đồng thời đề nghị thay đổi những điều luật giúp ông nắm quyền kiểm soát trực tiếp với một số đơn vị quân đội và khối tài sản hoàng gia.
Một số sinh viên có tên trong danh sách dự lễ tốt nghiệp cho biết áp lực từ gia đình còn lớn hơn cả chính trị. "Mẹ tôi yêu cầu đến dự buổ🌟i lễ, nhưng thật lòng mà nói, tôi không thực sự muốn tham gia", một nam sinh 24 tuổi tên Japan cho hay.
Hoàng gia Thái La🌼n và Đạ🦂i học Thammasat không phản hồi yêu cầu bình luận về thông tin trên.
Chưa rõ có bao nhiêu sinh viên Đại học Thammasat hưởng ứng lời kêu gọi tẩy chay buổi lễ. Tuy nhiên, Papangkorn Asavapanichakul, 24 tuổi, cho biết anh vẫn sẽ tham dự và chụp ảnh kỷ niệm, vì đây là "sự kiện chỉ có m𒐪ột lần trong đời".
Ánh Ngọc (Theo Reuters)