Đứng trước cửa nhà hàng lẩu nấm Ashima, ở Phan Đình Phùng, tôi chỉ cho JL lỗ thủng trên cổng thành Hà Nội ở đối diện bên kia đường và hỏi ông có biết là cáꦺi gì không? JL trả lời rất nhanh: “C’est canon, francais canon” (Đó là đại bác, đại bác Pháp). Cả hai chúng tôi đều cười.
Nước Pháp trong tôi là một nơi vừa gần, lại vừa xa. Là cựu sinh viên của lớp tiếng Pháp ở đại học (filliere francophone), tôi có lần “suýt” được đến Pháp theo tiêu chuẩn sinh viên xuất sắc. Có lẽ là duyên s🧔ố, cho đến mười lăm năm sau cái lần “suýt” đó, tôi mới đặt chân đến Pháp khi tranh thủ ghé qua thăm một người bạn trong một chuyến đi công tác. Vợ chồng JL là bố mẹ nuôi của người bạn ấy, nhưng vô cùng thân thiện với những người Việt Nam - bạn của con mình. Tôi ấn tượng vô cùng với những con người thân thiện và khung cảnh tuyệt vời của mi🌞ền nam nước Pháp, của thành cổ Carcassonne, những biển số nhà xinh xinh làm bằng sứ ở một thị trấn ven biển nhỏ, và hương vị rượu nho ở Thuir.
Không một học sinh Việt Nam nào không từng biết tới Pháp qua những bài học về Cách mạng Pháp, về🐼 Công xã Pa-ri, và về Điện Biên Phủ. Với tôi, nước Pháp còn xuất hiện qua những trang văn. Má Bacberin của Hector Malot đâu có khác gì hình ảnh của người mẹ Việt Nam – yêu con còn hơn mạng sống chính mình, còn những chú bé Rémi (Sans famille – Hector Malot), Garvroche (Les miserables – Victor Hugo) hay Simon (Le papa de Simon – Guy de Maupassant) là những nhân vật mà một chú bé như tôi vừa thán phục, lại vừa yêu quý.
Tôi không còn nhớ mình đã “ngắm” Paris như thế nào qua cách mô tả vừa chi tiết, vừa đầy chất lãng mạn của Victor Hugo khi ông mô tả đường phố, những ngôi nhà, và cả♔ hệ thống cống ngầm Paris trong tiểu thuyết Những người khốn khổ (Les Miserables), nhưng vào thời điểm đó, có lẽ hệ thống cống ngầm ở Paris còn gây ấn tượng với tôi hơn cả Khải Hoàn Môn.
Lớn lên hơn một chút, tôi biết nhiều hơn về Pháp, và vai trò của Pháp trên thế giới. Napoleon, không chỉ là một vị tướng vĩ đại, mà còn được biết như người đã chủ trì soạn thảo bộ Dân luật Pháp, nền tảng cho nhiều bộ luật dân sự tiên tiến của nhiều nước ngày nay, trong đó có cả Việt Nam. Và như một niềm vui, đúng khi chún꧑g tôi đang học tiếng Pháp ở đại học, tuyển bóng đá Pháp đã giành Cúp Thế giới năm 1998, và sau đó lên ngôi vương châu Âu năm 2000.
Thói thường, khi bạn đang học một ngoại ngữ, bạn phải học cả một nền văn hóa. Tự nhiên, với các sinh viên học tiếng Pháp như chúng tôi, cổ vũ cho tuyển Pháp là điều tất yếu. Ngôi sao sáng nhất của tuyển Pháp, Zinedine Zidane, là một người gốc Algerie. Youri Djorkaeff mang dòng máu Ba Lan - Armenia. Có đến hơn một nửa tuyển Pháp thời ấy không phải là người “thuần Pháp”. Nhiều người ඣđến từ từ các thuộc địa xưa của Pháp, hoặc những nơi nước Pháp có ảnh hưởng lớn. Nhưng có hề gì, họ đều chiến đấu cùng nhau dưới lá cờ ba sọc xanh – trắng – đỏ, tượng trưng cho Tự do – Bình đẳng – Bác ái, những giá trị phổ quát mà cả thế giới cùng công nhận.
Những năm sau này, nghề nghiệp cho phép tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người đến từ nh♓iều quốc gia khác, song những người bạn nước Pháp tôi gặp luôn để lại cho tôi cảm tình đặc biệt. Cô Natalie dạy Pháp ngữ ở L’Alliance francaise Yết Kiêu thời những năm 1996-1998, cặp đôi Clement – Mathilde vui tính cùng chơi tennis, anh chàng Pháp nhỏ bé láu cá tô꧃i gặp ở Mai Châu – Hòa Bình, và tất nhiên là vợ chồng cô chú JL-Joelle ở Perpignant mà từ lâu, họ coi chúng tôi như người thân, bạn bè.
Có lẽ văn hóa Pháp đã ngấm một phần nào đó trong tôi, khiến tôi luôn thấy họ có gì đó gần gũi. Có thể chúng tôi chỉ trao đổi với nhau một vài câu, song có những người mà tôi vẫn giữ được liên lạc cho tới bây giờ. Chỉ tiếc là, cơ hội dùng tiếng Pháp trong công việc♒ của tôi rất ít. Quan hệ Pháp – Việt Namꦉ đã có truyền thống từ lâu nhưng giao thương giữa hai nước ngày nay vẫn còn chưa tương xứng với mối quan hệ sâu sắc đó.
Nguyễn Thế Hữu