SLNA là một đội bóng đặc biệt, theo cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực. Sau 30 năm kể từ ngày chính thức mang tên SLNA, đội bóng chưa một lần xuống hạng. Đấy là niềm tự hào của CĐV xứ Nghệ, nhưng đôi khi, chính đó lại là yếu tố khiến cho con đường mà họ đang đi trong bóng đá chuyên nghiệp ng🐬ày càng vào ngõ cụt. Họ vẫn là CLB có khả năng "bán" cầu thủ tốt nhất, nhưng ở chiều ngược lại, họ không đủ khả năng mua cầu thủ có chất lượng, kể cả ngoại binh. "Bán" càng nhiều thì càng kiệt qu🌟ệ nguồn lực đào tạo.
Như Atletic Bilbao ở Tây Ban Nha, SLNA tự hào có thể sử dụng 100% cầu thủ địa phương hoặc do mình đào tạo trong một mùa giải. Nhưng nếu là cách đây 10 năm, hệ thống đào tạo của SLNA vẫn được vận hành tương đối ổn, đấy là khi mà các trung tâm đào tạo bóng đá tư nhân khác như PVF, HAGL, hay Viettel mới hình thành và chưa tiến hành tuyển sinh học viên ngay tại chính xứ Nghệ. Qua thời gian, nguồn con người tại chỗ cũng không còn đủ để SLNA có thể đều đặn trình làng những thế hệ mới. Ở giải U21 Quốc gia 2020, lần đầu tiên kể từ năm 2014 họ mới vào được chung kết. Còn trận chung kết cuối cùng của tuyến U19 SLNA là năm 2013. Trong khi đó, quãng thời gian từ 2005 đến 2012, tổng cộng SLNA vào chung kết U21 đến ba lần và năm lần ở giải U19. Đó cũng là giai đoạn mà lần cuối cùng, họ trình làng một lứa cầu thủ có chất lượng đồng đều như Quế 🦩Ngọc Hải, Hồ Khắc Ngọc, Ngô Hoàng Thịnh...
Trong bài phỏng vấn gần đây trên VnExpress, Quế Ngọc Hải khẳng định SLNA không chủ trương dạy cầu thủ đá bạo lực. Điều đó có thể hiꦉểu được. Về nguyên tắc, không ai dạy các cậu bé chơi xấu. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, các tình huống mang tính điển hình về bạo lực nhất của bóng đá Việt Nam trong hai thập niên qua, thì cầu thủ xuất thân từ SLNA chiếm phần lớn. Khá trùng hợp là tần suất bạo lực của lò đào tạo này chỉ dày đặc từ khoảng chục năm trở lại đây, tương ứng với giai đoạn hệ thống đào tạo của họ không còn giữ được chất lượng. SLNA không dạy đá xấu, nhưng môi trường ở đó có thể là nguồn gốc của thói quen ấy. Không còn những cuộc cạnh tranh để lên đội 1. Không còn nguồn lực để đua tranh các vị trí cao ở V-League. Kể từ sau chức vô địch năm 2011, SLNA trở về với điệp khúc "trụ hạng" và "làm kinh tế lượt về". Cầu thủ không giữ được chất lượng, V-League thì cạnh tranh hơn, muốn trụ hạng phải gồng lên mà đá. Khi kỹ năng không tốt, mà phải cố gắng quá mức, rất dễ sinh ra những tình huống xấu xí. Lâu dần thành bản năng.
Mùa 2021 phản ánh tất cả những gì khốn cùng nhất của bóng đá xứ Nghệ. Họ đã thua đến tám sau 12 trận, và đang trên đường xuống hạng Nhất nếu không có sự thay đổi nào đáng kể. HLV Ngô Quang Trường đã rút lui, để nhường chỗ cho trợ lý Nguyễn Huy Hoàng. Chủ tịch CLB là ông Nguyễn Hồng Thanh cũng xin nghỉ. Còn nhà tài trợ Ngân hàng Bắc Á📖 nhường chỗ cho Tập đoàn Tân Long - do doanh nhân gốc Nghệ An là Trương Sỹ Bá làm Chủ tịch.
Đã có một vài nghi ngại việc ông chủ mới của SLNA có mối liên quan đến bầu Hiển của Hà Nội FC. Điều này, nếu thực sự đúng, cũng chẳng có gì lạ. Một CLB gần 20 năm không hề muốn thay đổi như SLNA, chẳng có bất kỳ dꦓoanh nghiệp nào muốn "nhảy vào", nhất là thời điểm cực kỳ khó khăn trong kinh doanh hiện nay. Chỉ một người như bầu Hiển, có tầm ảnh hưởng lớn trong bóng đá, có mối quan hệ rất lâu năm với làng cầu xứ Nghệ thông qua hoạt động đào tạo cầu thủ, mới có đủ khả năng để thuyết phục một doanh nghiệp đốiꦬ tác nào đó cùng làm bóng đá với ông. Hay nói đúng hơn, nếu chẳng phải là bầu Hiển đứng ra "bảo lãnh", khó mà tìm được ai đủ dũng cảm nhận lấy một SLNA đang ở bờ vực của sụp đổ như lúc này.
Câu hỏi đặt ra là tại sao đến bây giờ SLNA mới chịu thay đổi? Điều gì đã khiến họ trì hoãn tiến trình chuꦺyên nghiệp đội bóng một cách quá lâu như vậy? Và liệu việc thay đổi này có thật sự tạo ra một điều hoàn toàn mới, hay chỉ là biện pháp mang tình hình thức nhằm giữ cho SLNA thêm một mùa giải nữa ở lại V-League, cố gắng để bảo toàn cái hư danh "chưa từng xuống hạng"?
Hỏi như vậy bởi có một thực tế khó tin, SLNA có truyền thống, có lực lượng CĐV đông đảo từ Nam chí Bắc, nhưng chưa từng có một nhà tài trợ thật sự đúng nghĩa. Sự tham gia trong năm năm qua của Ngân hàng Bắc Á, cũng như tập đoàn dinh dưỡng TH có liên quan đến chủ sở hữu, dường như chỉ đóng vai trò của một nhà bảo trợ tài chính mang yếu tố nghĩa vụ địa phương. Nghĩa là, từ khi V-League ra đời, SLNA chưa từng là một "doanh nghiệp bóng đá" đúng nghĩa. Ông Nguyễn Hồng Thanh thì 15 năm trước từng là Phó giám đốc Sở TDTT, có lúc đíꦚch thân làm HLV trưởng, rồi làm Trưởng đoàn và Chủ tịch CLB. Bộ sậu bên dưới ông, loanh quanh cũng là các cựu cầu thủ từng được ông huấn luyện hoặc những HLV thuộc các đội trẻ của Đoàn bóng đá SLNA một thời cũng do ông quản lý. Như vậy, hơn hai thập kỷ qua, mọi sự thay đổi ở SLNA chỉ mang tính hình thức. Họ sống bằng quá 💫khứ, cố níu giữ cái truyền thống tự đào tạo và sử dụng, để rồi vô tình gây áp lực lên đôi chân, cái đầu của các cầu thủ trẻ.
Những cuộc chia tay của các danh thủ xứ Nghệ gần đây như Nguyễn Trọng Hoàng, Ngô Hoàng Thịnh, Quế Ngọc Hải, Lê Công Vinh...🔯 đa phần đều có yếu tố... nước mắt. Họ buộc phải dứt áo ra đi để cứu đội bóng thông qua khoản tiền chuyển nhượng mà CLB thu về. SLNA đã "sống mòn" n꧙hư vậy suốt thập niên qua.
Song Việt