൲"Việc chuyển giao được thực hiện bằng đường bộ, với sự cân nhắc tối đa về an toàn. Trong trường hợp như vậy, hoạt động hậu cần thực sự quan trọng và đầy thách thức", Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad hôm nay cho hay, sau khi nước này chuyển giao 9 tiêm kích MiG-29 còn lại cho Ukraine.
✨Theo ông, tiêm kích MiG-29 thể hiện sự hỗ trợ đáng kể cho Ukraine trong nỗ lực phòng thủ và bảo vệ tính mạng con người. Bộ trưởng cũng chỉ ra rằng không giống như nước láng giềng Ukraine, Slovakia không có nhu cầu sử dụng những máy bay này nên việc chuyển giao là "quyết định có trách nhiệm và chính đáng".
Slovakia năm ngoái quyết định loại biên phi đội tiêm kích MiG-29 được chế tạo từ thời Liên Xô do quá trình bảo đảm vận hành phải phụ thuộc vào các công ty và kỹ thuật viên Nga. Kể từ đó, hai nước láng giềng Cộng hòa Czech và Ba Lan đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ không phận cho Slovakia.
Thủ tướng Slovakia Eduard Heger ngày 17/3 thông báo duyệt kế hoạch viện trợ 13 tiêm kích MiG-29 cho Ukraine🔴, trong đó 10 máy bay có thể vận hành và ba chiếc được dùng để rã xác lấy phụ tùng. Ông Heger từng nhấn mạnh Slovakia muốn chấm dứt phụ thuộc vào tiêm kích MiG, bởi không thể duy trì khí tài từ thời Liên Xô nếu không tiếp tục giữ quan hệ với Nga.
ꦉQuyết định đưa Slovakia trở thành nước thứ hai cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine, sau Ba Lan. 4 chiếc MiG-29 đầu tiên được Slovakia chuyển đến Ukraine hôm 23/3.
🦋MiG-29 là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 được Liên Xô phát triển vào thập niên 1970 và đưa vào biên chế năm 1982, có tốc độ tối đa 2.400 km/h, trần bay 18 km và tầm bay 1.430 km. Dòng MiG-29 cơ bản được trang bị một pháo GSh-30-1 cỡ nòng 30 mm, 7 giá treo vũ khí và thùng dầu phụ, mang được tối đa 3,5 tấn vũ khí gồm tên lửa đối không R-27 và R-73, cũng như nhiều loại bom và rocket.
Huyền Lê (Theo Reuters, BNN)