Theo Washington Post, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã kết luận đầu tháng này rằng nhà sản xuất Vizio đã sử dụng 11 triệu chiếc TV để theo dõi khách hàng của mình. Công ty buộc phải trả 2,2 triệu USD để giải quyết hậuཧ quả khi cơ quan chức năng tố cáo hãng bíღ mật thu thập, bán dữ liệu người dùng.
Với s🍸ự bùng nổ của các thiết bị thông minh, người dùng đứng trước các mối lo rằng những sản phẩm này có thể lấy thông tin và gửi về nhà sản xuất. FTC cho biết trường hợp của Vizio là một ví dụ về phương thức mà một nhà sản xuất TV hay những thiết bị thông minh khác lấy được dữ liệu người dùng.
"Trước khi một công ty có ♐ý định thăm dò khách hàng và có thể chia sẻ những thông tin này cho các đối tác, họ nên🎀 yêu cầu sự chấp thuận từ bạn", Kevin Moriarty Luật sư tại FTC cho biết. "Tuy nhiên, Vizio đã không làm điều đó và buộc cơ quan chức năng phải vào cuộc".
Về phía mình, nhà sản xuất không thừa nhận nhưng cũng không phủ nhận việc làm sai trái. Vizio cho rằng họ không bao giờ lấy thông tin xác định danh tính, nhưng sử dụng dữ liệu để đo lường khán giả hoặc hành vi. Nhưng với phán ܫquyết của FTC, Vizio sẽ phải xóa tất cả thông tin đã thu thập trước đó, đồng thời phải đưa ra cảnh báo nổi bật để người dùng biết khi xin lấy thông tin.
Vizio là công ty sản xuất TV và các thiết bị âm thanh nổi tiếng 🤡tại Mỹ. Trung bình cứ 5 chiếc TV bán ở đây thì có một là của Vizio. Tuy nhiên, LeEco, một công ty điện tử của Trung Quốc, đã mua lại thương hiệu trên vào năm 2016 với tham vọng mở rộng ngành hàng, tạo ra dịch vụ cạnh tranh với Netflix.
Năm 2015, Samsung cũng bị cáo buộc theo dõi người dùng trên Smart TV của hãng. Công ty điện tử Hàn Quốc sau đó phủ nhận 𓄧vàಌ cho biết tính năng nhận lệnh giọng nói trên TV của hãng chỉ thu thập dữ liệu nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và được mã hóa an toàn trước khi gửi đi.