"Mọi ng▨ười không còn mạo hiểm ra ngoài, trừ khi họ cần tìm kiếm thứ gì đó thực sự cần thiết. Giờ đây, các nhà bán lẻ cũng chỉ cung cấp những thứ thiết yếu, và smartphone không nằm trongꦰ số đó", Kiranjeet Kaur, nhà phân tích cấp cao của IDC, nhận xét về bối cảnh Ấn Độ hiện tại.
Ấn Độ là thị trường trọng điểm của hầu hết hãng smartphone Trung Quốc. Sau đợt dịch Covid-19 đầ🔯u tiên vào năm ngoái, thị trường này dần hồi phục. Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 thứ hai đã khiến mọi thứ trầm trọng hơnꦐ. Theo thống kê của chính phủ Ấn Độ, ca nhiễm mới hàng ngày đã đạt mức 300.000, thậm chí đạt kỷ lục hơn 400.000 ca hôm 6/5.
Phân tích của Bloomberg Intelligence cho thấy, dịch bệnh đang làm suy yếu nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó, đẩy lượng xuất xưởng smartphone tại Ấn Độ giảm 25% tr𝕴ong quý II. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ chỉ có khoảng 19 triệu điện thoại có💃 mặt trên thị trường trong quý tới, ít hơn 9 triệu máy so với dự đoán 28 triệu máy ban đầu.
Ấn Độ đóng vai trò quan trọng đối với các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc. Xiaomi là hãng điện thoại đứng đầu ở đây, khi xuất xưởng hơn 41 triệu máy trong 2020, theo IDC. Bloomberg Intelligence ước tính, nhu cầu suy giảm do đại dị𝄹ch có thể khiến công ty mất 3% doanh thu dự kiến hànꦆg quý.
Vivo, Realme và Oppo - ba "anh em" thuộc sở hữu của tập đoàn BBK Electronics, cũng nằm trong số các hãng smartphone hàng đầu tại đây. Realme là hãng có mức phụ thuộc vào thị trường này cao nhất. Tಞheo IDC, lượng smartphone Realme bán tại Ấn Độ chiếm 45% tổng doanh꧟ số toàn cầu năm ngoái.
"Hoạt động phát triển kinh doanh của chúng tꦆôi ở Ấn Độ đang bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định. Hy vọng tình hình có thể được cải thiện và chúng tôi có thể phục hồi nhanh chóng", đại diện Re🅘alme cho biết.
🃏Oppo không bình luận về tác động của đại dịch đến việc kinh doanh tại Ấn Độ. Thay vào đó, công ty cho biết đã tặng thiết bị y tế, m🧸áy thở cho các bệnh viện nước này. Xiaomi và Vivo chưa đưa ra bình luận.
Bên cạnh việc xem Ấn Độ là thị trường trọng điểm, cả bốn nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đều đang đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất tại đây. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của những công ty này đang bị đe dọa, theo Bloomberg Intelligence.
"Các công ty có thể tạm thời cắt giảm sản lượng, nhưng cũng đồng thời phải duy trì lực lượng lao động trong đại dịch. Đây là việc làm khó khăn. Đó là chưa𒐪 kể họ phải triển khai việc tiêm chủng cho công nhân", Tarun Pathak, Giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint, nhận xét.
Trong khi đó, các nhà sản xuất smartphonℱe tại Ấn Độ dường như đã rút được kinh nghiệm sau những đợt bùng phát dịch năm ngoái. Họ chủ động hơn ở khâu sản xuất và đ🐬ảm bảo công việc tiếp tục. Tuy vậy, kể cả khi tình hình được cải thiện, các công ty smartphone vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là khan hiếm chip trong bối cảnh lĩnh vực bán dẫn toàn cầu đang gặp khó.
Bảo Lâm (theo SCMP)