Ngไhị quyết thành lập Sở An toàn thực phẩm được HĐND TP HCM thông qua tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/9. Việc thành lập Sở này là một trong những cơ chế đặc thù được Quốc hội cho thí 🌌điểm ở TP HCM theo Nghị quyết 98.
Sở An toàn thực phẩm sẽ hoạt động vào đầu năm sau với chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Cơ quan này chịu quả💯n lý trực tiếp, toàn diện của UBND TP HCM; đồng thời chấp hành chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công thương.
Lãnh đạo Sở An toàn thực phẩm gồm giám đốc và không quá ba phó. Cơ quan này gồm các phòng: Văn phòng, Thanh tra, Kế hoạch - Tài chính, Cấp phép, Quản lý t൩iêu chuẩn và Giám sát ngộ độc thực phẩm, Hợp tác quốc tế và Truyền thông. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở là Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.
Trước khi thành lập, thành phố có 6 năm thí điểm mô hình Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM trên cơ sở chuyển một số chức năng từ ba sở: Công thương, Y tế và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây được đánh giá là một bước đột phá của TP HCM trong tiến trình phát tri✅ển bền vững, đảm bảo an sinh, bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn còn nhiều hạn chế về chức năng, quyền hạn so với sở, nhiều quy định chưa có đã cảꦏn trở hoạt động của ban.
Theo chính quyền thành phố, việc chuyển từ ban 🍎quản lý lên sở chuyên ngành nhằm ngăn chặn, giải quyết dứt điểm, căn cơ tình trạng không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn, khắc phục những bất cập, rào cản trong phối hợp liên ngành. Người đứng đầu Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP HCM hiện là PGS TS Phạm Khánh Phong Lan.
Lê Tuyết