𒈔Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết kể từ ngày 24/7 đến 20/8, thế giới ghi nhận 1,4 triệu ca nhiễm mới và hơn 2.000 người tử vong tại 103 quốc gia.
🐻Tỷ lệ mắc bệnh tăng 112% ở phía đông Địa Trung Hải, 88% ở Tây Thái Bình Dương, 12% tại châu Âu. Hàn Quốc có nhiều ca nhiễm mới nhất (1,2 triệu ca), tiếp đến là Australia (22.000), Anh (21.000), Italy (19.000) và Singapore (18.000). Hàn Quốc cũng là nước ghi nhận số ca tử vong nhiều nhất (hơn 300 trường hợp). Tuy nhiên, chính phủ nước này cho biết sẽ hạ mức đánh giá Covid-19 xuống cấp độ thấp nhất như bệnh cúm mùa, dỡ bỏ hầu hết biện pháp hạn chế.
𒉰Theo các chuyên gia, đợt bùng phát xảy ra có thể do những biện pháp hạn chế thời đại dịch được gỡ bỏ, sự giao lưu tiếp xúc trở lại bình thường, trong khi miễn dịch từ vaccine và cộng đồng suy giảm. Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng như việc đi học trở lại của học sinh, mức độ tiếp xúc trong không gian kín khiến số ca Covid tăng.
Đặc biệt, tỷ lệ lưu hành của biến chủng EG.5♑ ngày càng tăng. Đây là chủng mới thuộc họ Omicron trong nhóm "đáng quan tâm" (variant of interest - VOI) đang lây lan tại 53 quốc gia. EG.5 chứa các đặc điểm di truyền làm virus có khả năng lây lan cao hơn, né tránh được hệ miễn dịch của cơ thể, khó phát hiện khi xét nghiệm hoặc làm cho bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, hiện không có dấu hiệu cho thấy EG.5 gây các triệu chứng nghiêm trọng, nguy cơ "thấp" với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
ꦦTrước thực tế số ca Covid tăng, các nhà khoa học nói người dân cần phải cảnh giác với dịch bệnh, đặc biệt nhóm dễ bị tổn thương và người có bệnh nền. WHO khuyến cáo nhóm này cần tiêm chủng nhắc lại, đeo khẩu trang thường xuyên, mở cửa sổ để cải thiện lưu thông không khí. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, người thuộc nhóm nguy cơ cao cần xét nghiệm sớm, nhập viện và nhanh chóng được điều trị bằng thuốc kháng virus.
🌠Dù đã chính thức tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, WHO cho rằng quyết định này không có nghĩa nguy hiểm đã qua. Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo tình trạng khẩn cấp có thể được khôi phục nếu tình hình thực tế thay đổi. Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc khuyến nghị các nước duy trì cơ sở hạ tầng ứng phó với Covid-19 từng xây dựng ở giai đoạn trước. WHO cũng cam kết sẽ cảnh báo sớm, giám sát và xác định các chủng nCoV.
🉐Tại Việt Nam, trong ngày 28/8, cả nước ghi nhận 33 ca mắc mới, tăng gấp đôi so với ngày trước; không có bệnh nhân phải thở oxy, thở máy. Trước nguy cơ biến chủng mới xuất hiện và lây lan, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương lấy mẫu, giải trình tự gene virus phát hiện sớm các chủng nCoV mới. Các địa phương chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó. Bộ cũng khuyến cáo tỉnh thành tiếp tục giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch.
Thục Linh (Theo Tass, CNN)