Từ tháng 5 đến nay, thời tiết nắng nóng, trẻ n🔜ghỉ hè tắm ao hồ sông suối, nhiều gia đình tổ chức đi biển... làm tăng trường hợp đuối nước. Tính từ đầu năm đến nay, hơn 100 trẻ thiệt mạng vì đuối nước. Gần nhất là trường hợp hai nam sinh lớp 9 và ꦡ10 ở xã Hương Sơn (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) bị đuối nước. Trước đó, ba nam sinh Quảng Bình đuối nước trên sông Dinh, Quảng Bình, trong đó có một em biết bơi.
PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết nhóm có nguy cơ đuối nước là người không biết bơi hoặc quá tự tin về khả năng bơi của mình;✃ người sử dụng rượu, bia và ma túy; trẻ em bơi lội không có người lớn giám sát; người có bệnh khác kèm theo như chấn thương, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim đều có nguy cơ. Ngoài ra, trẻ em hoặc người lớn bị động kinh hoặc rối loạn phát triển tâm thần, hành vi; người có rối loạn nhịp tim không được phát hiện hoặc mắc hội chứng tăng thông khí khi bơi gây co quắp chân tay... cần đề phòng tai nạn.
Đuối nước là một dạng ngạt, do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Khi ngạt nước, nạn nhân ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu oxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Hậu quả cuối cùng là nhịp tim ch💞ậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng ti𒐪m và tử vong.
Ng🅠ười bị đuối nước t🎀hường có biểu hiện khó thở, đau sau xương ức, thở nhanh, tăng tiết đờm lẫn máu, nặng hơn có thể tím tái, mất ý thức, co giật, rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp...
Theo bác sĩ Hải, khi sơ cứu người đuối nước tuyệt đối không dốc ngược nạn nhân lên vai, làm tăng nguy cơ hít sặc, tăng tỷ lệ tử vong và di chứng tổn thương não. "Đây là phương pháp sơ cứu không có cơ sở, mất thời gian mà cần ưu tiên xác định được tình trạng ngừng tuần hoàn để tiến hành hồi sinh tim phổi càng sớm càng tốt", bác sĩ nói. Tiếp đó, thổi ngạt bằng cách hít một hơi thật sâu rồi ngậm miệng nạn nhân thổi một hơi thật mạnh, lặp lại hai lần. Việc này cần phải tiến hành ngay, khi nạn nhân đã được kéo đến chỗ nông hơn, ít nguy hiểm🔥 hơn, khi chân người cứu chạm đất.
Nếu nạn nhân không tỉnh🌠 trở lại sau hai lần thổi ngạt đủ mạnh, bạn cần hồi sinh tim phổi kết hợp ép tim và thổi ngạt. Cụ thể, đặt nạn nhân nằm ngửa trên bờ, đặt cườm tay lên giữa ngực ép mạnh xuống, tốc độ nhanh 100 đến 120 lần/phút. Cứ sau 30 lần ép tim ngoài lồng ngực, thổi ngạt hai lần. Có thể sốc điện nếu có nhịp nhanh thất, rung thất và máy phá rung sẵn có. Phải làm liên tục cho đến khi có đơn vị cấp cứu ngoạ🐼i viện, nhân viên y tế đến hỗ trợ.
Ngoài ra, cần cởi bỏ quần áo ướt, làm ấm cơ thể nạn nhân, kiên trì cấp cứu cho đến khi bệnh nhân thở trở lại, tuần hoàn tái lập. Nếu có phương tiện vận chuyển như xe hơi thì trong lúc đến viện cần đặt trẻ nằm, tiếp tục ấn tim hà hơi thổi ngạt liên tục trên đường di chuyển, không được gián đoạn. Trường hợp nạn nhân đã tự thở vẫn có nguy cơ suy hô hấp sau đó do nước đã vào phổi, vẫn phải nhập viện kiểm t♏ra.
Để phòng ngừa đuối nước, gia đình nên cấm tr✱ẻ em dưới 4 tuổi bơi trong bể bơi. Luôn giám sát trẻ khi bơi hoặc bơi cùng trẻ, dùng phao để đảm bảo an toàn. Cấm trẻ con chơi gần bể bơi. Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đậy kín các vật chứa nước trong nhà. Trẻ vị thành niên không nên uống rượu, dùng chất kích thích khi bơi.
Gia đình cần đào tạo bơi và kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ càng sớm càng tốt. Tập huấn an toàn ཧcho nhân viên các bể bơi, khu bãi ꦑtắm. Nhà trường cần đưa bơi trở thành kỹ năng bắt buộc trong trường phổ thông, đại học.
Tại Việt Nam, mỗi năm đuối nước cướp đi sinh mạng hơn 3.000 thanh thiếu niên, trong đó 🅰phần lớn là trẻ em dưới 16 tuổi. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em bị đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á. Thống kê năm 2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi ngày Việt Nam🦂 có khoảng 6 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước. Năm 2015, con số này là 7 và năm 2010 là 9.
Thùy An