Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Diệp Quế Trinh, Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM).
Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ..., gây ngạt và nhiễm độc khí cho những người hít phải. Đa phần nguyên nhân gây chết người trong các vụ hỏa hoạn là ngạt và nhiễm độc khí, như hầu hết nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại Khương Đình, Hà Nội, bị ngạt khói, ngộ độc khí CO, đa chấn thương.
Triệu chứng ngạt khói
Nạn n🎐hân ngạt khói có thể gặp một số triệu chứng với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
- Ho.
- Hụt hơi.
- Khàn tiếng.
- Đau đầu.
- Đau ngực.
- Da có thể nhợt nhạt và xanh xao.
- Có thể có vết bỏng trên da.
- C🦩ó thể kích ứng và đỏ mắt; giác mạc có thể bị bỏng.
- Có thể lú lẫn, ngất xỉu và giảm tỉnh táo.
- Co giật và hôn mê cũng có thể xảy ra.
Nguyên tắc sơ cứu
- Người🏅 thực hiện cứu hộ phải đảm bảo được an toàn của chính mình trong suốt quá trình cứu nạn.
- Nếu bạn không có chuyên môn, kinh nghiệm và nhận thấy nguy cơ mất an toàn ca🌞o, nên hỗ trợ sơ cấp cứu cho người bị nạn khi họ đã được đội cứu hộ đưa ra khỏi hജiện trường đám cháy.
- Đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, có đủ khí oxy.
- Tùy vào tình trạng chấn thương của từng người để có cách ꧒xử trí phù hợp.
+ Gọi người cấp cứu.
+ Ưu tiên xử trí vấn đề nghiêm trọng trước, đặc b꧂iệt là hồi sức tim phổ𓄧i cho người đã ngưng thở.
+ Đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được điều 🍸trị kịp thời.
Các bước sơ cứu người bị ngạt
- Với người còn tỉnh táo và hô hấp được:
+ Để họ nằm, ngồi nghỉ ở chỗ râm mát, thoáng khí.
+ Nên cho họ uống nước để giảm nhiệt độ cơ 🐽thể, bù lượng nước đã mất.
- Với người bất tỉnh nhưng vẫn hô hấp được:
+ Cho họ nằm nghiêng để đờm dãi không làm bít đường thܫở♔.
+ Trường hợp có bình oxy nên cho họ thở ngay.
- Với người bất tỉnh, ngừng thở, thở bất thường:
+ Hồi sinh tim phổi (ép tim, hà hơi thổi ngạt) trước.
+ Trước khi thao tác, cần đặt nạn nhân nằm lê💮n bề mặt cứng.
+ Người sơ cứu lồng hay bàn tay vào nhau và đặt cườm tay ngay giữa lồng ngực (vị trí giữa hai núm vúℱ), sau đó ép xuống nhanh, mạnh.
+ Mỗi nhịp lồng ngực lún sâu xuống khoảng 5-6 cm.
+ Sau mỗi 30 lần ép🌺 tim thì thực hiện thổi ngạt hai lần.
+ Khi thổi ngạt, người sơ cứu dùng miệng thổi hơi thở của🌳 mình v🐠ào miệng của nạn nhân, đồng thời dùng tay để bịt chặt mũi và ngược lại (tức là thổi vào mũi thì bịt chặt miệng), để hơi thở không bị thoát ra ngoài.
+ Lặp ꦛlại các thao tác liên tục cho đến khi nꦍạn nhân có sự sống hoặc được nhân viên cấp cứu chuyên nghiệp đến hỗ trợ.
+ Nạn nh𒐪ân có dị vật, 𒈔đàm nhớt trong mũi miệng, cần móc ra để làm thông thoáng đường thở của họ.
- Sơ cứu nạn nhân bỏng:
+ Rửa🎃 nước sạch nhẹ nhàng lên vùng bỏng để𝕴 xoa dịu cơn đau, giúp nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài nhanh chóng.
+ Tùy🦩 mức độ bỏng, thời gian làm mát ít nhất 20 ph💜út hoặc lâu hơn, cho đến khi nạn nhân cảm thấy bớt đau, bỏng rát.
+ Tuyệt đối không nên dùng đá lạnh hoặc nước quá lạnh để xối, chườm trực t♏iếp lên người nạn nhân nhằm t🐷ránh bỏng lạnh.
+ Nên cởi quần áo, tháo bỏ trang sức, phụ꧋ kiện... ở vùng da bị bỏng để tránh dính chặt vào vết thương, vừa khó cởi bỏ và gây đau đớn♕, trợt da.
+ Có thể dùng màng bọ𒁃c thực phẩm sạch để đắp lên vết thương, để che bụi bẩn, tránh nhiễm trùng cho nạn nhân.
+ Nếu nạn nhân vẫn đau rất nhiều, có thể dùng đá lạnh 💟chườm với tác dụng giảm đau và đưa họ tới bệnh viện.
Mỹ Ý