Người mẹ tự giới thiệu là độc giả VnExpress hồi tháng tư gửi tin nhắn cho tôi trong tâm trạng lo lắng. Con của chị, một du học sinh tại Mỹ mới phải về nước để tránh dịch. Vấn đề là cháu từng có ý định tự tử khi còn ở nước ngoài, không đồng ý gặp chuyên viên tâm lý để được hỗ trợ. Trước khi bay về, cậu sinh viên nói việc cách ly 14 ngày tại Việt Nam có thể làm tình trạng của cháu nặng hơn.
Sau vài lần chúng tôi trao đổi, chị lấy lại bình tâm và hỗ trợ con theo hướng dẫn. Hết những ngày cách ly, cháu về nhà và đồng ý gặp chuyên viên tâm lý. Sau vài tuần, tôi liên hệ lại, tâm trạng hai mẹ con đều tốt hơn dù tiếp tục theo tham vấn trực tiếp từ chuyên viên tâm lý tại địa phương. Một phụ huynh khác nhờ tôi liên lạc với con trai chị đang học ở Aus🍌tralia vì cháu bị lo lắng quá mức. Chúng tôi nói chuyện online trong nhiều ngày, cháu ổn định dần.
Thống kê tại các nước ph🌄át triển cho thấy sức khỏe tinh thần của cộng đồng bị tác động tiêu cực, nhu cầu được hỗ trợ tâm lý tăng cao đột biến khi có những biến cố không mong muốn ảnh hưởng rộng đến toàn 🔯xã hội.
Ví dụ, sau sự kiện 9/11/2001 tại Mỹ, nghiên cứu của Stein BD và Jaycox L cho thấy 44% dân số được khảo sát có các biểu hiện của phản ứng stress cấp - một biểu hiện lo lắng cấp tính - trong khi chỉ có khoảng 16% người có biểu hiện ♑này trong điều kiện xã hội bình thường. Khoảng 70% người trưởng t🍸hành tại Mỹ có biểu hiện stress liên quan đến lý do kinh tế trong giai đoạn dịch Covid-19 thời điểm tháng 5/2020 so với tỷ lệ 46% cùng kỳ năm 2019, theo một khảo sát khác.
Không chỉ trong cộng đồng, nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý cũng phát sinh với những người đang tham gia các hoạt động phòng chống dịch. Đài NPR đưa tin, một bác sĩ khoa cấp cứu tại bệnh viện ở New York đã tự tử vì căng thẳng. Tình trạng kiệt sức nghề nghiệp, thiếu nhâℱn lực và trang thiết bị hỗ trợ là những vấn đề hàng đầu liên quan đến rối loạn tâm lý ở các nhân viên y tế.
Mức độ ảnh hưởng cꦦủa biến cố thay đổi tùy theo mỗi cá nhân, nhưng nhìn chung có thể chia thành ba nhóm. Nhóm vượt qua ảnh hưởng, nhóm bị căng thẳng và nhóm bị rối loạn bởi khủng hoảng. Nhóm thứ nhất có thể tiếp tục các hoạt động bình thường, hai nhóm sau có thể mất đi những khả năng đã có trước đó và rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý nặng nề, cần được điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tùy theo nghiên cứu, tỷ lệ nhóm ba chiếm từ 5% đến 49%, nh🍰óm hai chiếm 60% đến 90%. Nhóm bị căng thẳng dù có thể thực hiện được một số hoạt động bình thường nhưng cần được theo dõi, vì một số ca có thể rơi vào nhóm rối loạn.
Có rất nhiều biểu hiện giúp ta nhận biết sức khỏe tinh thần người thân, quen của mình có bị xấu đi, ít nhất trong dịp dịch bệnh hay không, và thường cần bảng liệt kê để có thể phân biệt chính xác các nhóm. Nhóm bị rối loạn có thể được nhận ra nhờ vào biểu hiện ở mức độ nặng và thường kéo dài về mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi, đức tin và thể chất. Nạn nhân có thể tuyệt vọng, muốn tự sát hoặc bị hoang ღtưởng, ảo giác.
Về mặt cả❀m xúc, họ có thể có cơn hoảng loạn, trầm cảm nặng hoặc tê liệt cảm xúc. Người bệnh tránh né mọi người hoặc ngược lại - có biểu hiện hung hăng, bạo lực. Một số khác tự điều trị bằng cách sử dụng nhiều rượu, chất kích thích, nước tăng lực...
Về mặt tôn giáo, bệnh nhân có thể ngừng hoạt động thể⛄ hiện đức tin trước đây hoặc cho rằng hành vi thiếu đức tin của nhóm người nào đó chính là nguyên nhân tạo ra khủng hoảng hiện tại. Về thể c🃏hất, nạn nhân có thể có các rối loạn về tim mạch, tiêu hóa hoặc tri giác không có nguyên nhân thực thể.
Những phụ huynh mới chớm khủng hoảng tâm lý tôi gặp🦹 may thay đều sớm cân bằng lại nhờ được hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi gọi là sơ cứu tâm lý. Khác hẳn với cách tiếp cận thường gặp trong trị liệu tâm lý là cần một liệu trình điều trị gồm nhiều buổi gặp gỡ bệnh nhân, đi dần từ xây dựng mối quan hệ điều trị giữa bác sĩ và bệnh nhân, đánh giá rồi mới đến điều trị chính thức; sơ cứu tâm lý cũng áp dụng những nguyên tắc tương tự sơ cứu của y khoa. Sơ cứu tâm lý dựa trên nguyên tắc: nhanh, gọn, tập trung những vấn đề ưu tiên cần giải quyết ngay lập tức liên quan đến trạng thái cảm xúc.
Sự hỗ trợ linh hoạt tùy theo từng cá nhân nhưng cách tiếp cận chủ yếu dựa trên tháp nhu cầu của Maslow có điều chỉnh trên nghiên cứu từ thực tế. Bắt đầu từ nhu cầu hỗ trợ y tế như vết thương, thuốc, thức ăn, chỗ ở, tiếp đến là sự kết nối những người thân quen, hoặc với tổ chức phi lợi nhuận, nơi nạn nhân có thể nhận được giúp đỡ và cảm thấy được yêu thương, an toàn. Những đánh giá tiếp theo tập trung vào nhận thức, hành vi tự hại, mức độ định hướng, cảm giác tuyệt vọng, khả năng thực hiện những hoạt động cần thiết cho cuộc sống và các nguy cơ khác. Trong điều kiện dịch Covid-19, khám chữa bệnh từ xa khá thuận lợi với ngành tâm lý vì chủ🌳 yếu dựa vào đối thoại và quan sát thay vì thăm khám trực tiếp như y khoa.
Nghiên cứu cho thấy, sơ cứu tâm lý hiệu quả về mặt điều trị và kinh tế hơn trong những giai đoạn khủng hoảng so với điều trị tâm lý tiêu chuẩn, đồng thời giúp phát hiện sớm nhóm rối loạn. Những hoạt động hỗ trợ sớm có thể ♋ngăn ngừa tình trạng chuyển từ🧸 nhóm nhẹ sang nhóm nặng hơn và giảm thiểu các biểu hiện trầm trọng.
Trong làn sóng Covid thứ hai đang diễn ra, khả năng xuất hiện các nhóm bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch rất cao. Sự chuẩn bị hỗ trợ tâm lý, đặc biệt là sơ cứu tâm lý cܫủa nhà quản lý các cấp, ngành Y tế và cả cộng đồng có lẽ không thừa.
Phạm Minh Triết