📖Cuối tháng 8, Nguyễn Lê Mai, 30 tuổi, ở quận Bình Thạnh (TP HCM), nhận lời mời về quê dự đám cưới một người bạn. Trong nhóm chơi chung Mai là người duy nhất về tận quê cô dâu, những người khác đều gửi tiền mừng vì xa. "Nếu không vì bạn bè thân thiết, cho thêm tiền tôi cũng chẳng đi", cô nói.
ꦍDự tính đến nhà gái từ sớm để gặp và chụp ảnh cùng cô dâu, nhưng hơn 30 phút Mai vẫn đứng ngoài cổng vì không ai mời vào, gọi điện thoại cho cô dâu thì tắt máy. Cô ngại ngùng đi vào bên trong, cố gắng tìm chỗ ngồi vì đa phần các bàn đều có người hoặc được giữ chỗ trước.
🥀"Cảm giác tủi thân, lạc lõng vì không được chào đón, tôi chỉ mong gặp cô dâu để đưa phong bì mừng rồi về. Biết gia đình bận nhưng cũng nên có những người ra hỏi thăm, dẫn vào bàn tiệc, nhất là người đi hàng trăm km về dự tiệc và không quen biết ai như tôi", cô gái 30 tuổi than thở.
🎐Thục Hân, 28 tuổi, quận Hoàng Mai (Hà Nội) cũng có trải nghiệm không vui khi được người bạn mới quen hai tuần mời cưới. "Gửi tiền mừng cũng tiếc, không gửi lại ngại", Hân cho biết đây là tấm thiệp thứ 5 cô nhận trong tháng 9. Ba đám cưới trong số đó đều là người nhiều năm không liên lạc.
🐻Ngoài thời gian dịch bệnh và tháng 7 âm lịch, trung bình mỗi tháng Hân dự hai đám cưới. Tiền mừng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, riêng bạn bè thân thiết hoặc họ hàng phải vài triệu đồng. Có những tháng tiêu tốn 5 triệu đồng để đi ăn cưới, khiến số lương chỉ 7 triệu đồng của Hân không đủ chi tiêu buộc phải vay ngoài. "Rất lâu rồi tôi không dư được đồng nào chỉ vì đi ăn cưới. Thú thực tôi sợ được mời cưới", cô gái thở dài.
Hiện chưa có thống kê nào cho biết số người "sợ được mời cưới" ở Việt Nam như Hân, Mai là bao nhiêu, nhưng khảo sát nhanh của phóng viên VnExpress ♊hôm 23/9 với 102 người trong độ tuổi 20-45 về tâm lý khi được mời cưới, 75,5% thừa nhận từng rơi vào trường hợp khó xử khi đi dự tiệc. Trong đó, 40,% nói rằng cảm thấy lạc lõng, bỏ quên khi dự tiệc mà không quen ai; 28,7% bị người không thân mời cưới; và 31% các lý do khó chịu khác liên quan đến cách phục vụ của nhân viên, ứng xử chưa khéo của cô dâu, chú rể hoặc bị đòi tiền cưới.
🦄Anh Phạm Hà Phú, 32 tuổi, người sáng lập một công ty tổ chức tiệc cưới tại TP HCM cho biết, thực tế vẫn tồn tại những trải nghiệm không tốt của khách tới dự tiệc, nhưng thường xảy ra ở các đám cưới có số lượng khách lớn, gia chủ muốn khoe khoang sự bề thế, hoặc kiếm lời nhờ tiền mừng; cô dâu, chú rể không có kinh nghiệm tổ chức, chưa được tư vấn kỹ lưỡng.
💜"Điều này không chỉ gây sự khó chịu, ức chế cho khách mời mà còn khiến cặp đôi mất các mối quan hệ thân thiết", anh Phú chia sẻ.
🅷Như Mai, sau lần bị lãng quên trong đám cưới bạn và phải ngồi cùng bàn với người lạ, cô có tâm lý dè chừng mỗi lần được nhận thiệp mời. Thay vì nhiệt tình đi dự tất cả các đám cưới như trước, cô gái 30 tuổi chỉ gửi tiền mừng, dù là bạn bè thân thiết. "Tôi không muốn mất tiền, mất thời gian lại rước sự nhục nhã, mệt mỏi vào người", Mai nói.
ไNhưng PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Trưởng khoa Văn hóa học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia TP HCM, cho rằng việc phải ngồi chung bàn tiệc với người lạ là điều hết sức bình thường.
☂"Trong trường hợp bị xếp chỗ với người lạ, một số người nghĩ mình kém may mắn, không được gia chủ đón tiếp chu đáo trong khi nhiều người khác coi đó là điều bình thường, chủ động làm quen và kết giao bạn mới. Đây là vấn đề thời đại và chúng ta cần phải thích ứng cho phù hợp", ông Thơ nói.
꧋Sau nhiều lần bị các mối quan hệ xã giao mời cưới, Thục Hân lập quy tắc chỉ dự đám cưới thân thiết, các trường hợp khác sẽ từ chối thẳng, không gửi tiền mừng và chấp nhận mất bạn. "Nhiều người nói tôi tính toán khi lập nguyên tắc đi ăn cưới khắt khe. Nhưng mời những người mới gặp 1-2 lần hoặc nhiều năm không liên lạc, họ coi mời cưới là hình thức kinh doanh, làm vài mâm cỗ để thu hồi vốn chứ đâu phải yêu quý nên mời. Tôi chẳng khá giả gì để suốt ngày đem tiền kiếm được đi làm giàu cho người khác", cô tâm sự.
▨Khánh An, 29 tuổi, ở Nghệ An còn ám ảnh khi bị cô dâu chú rể đòi tiền mừng, so sánh phong bì dày hay mỏng. An nói, nhiều bạn bè của cô tổ chức cưới 3-4 lần ở nhiều nơi; gửi thiệp mời online cho người đang đi du học; thậm chí ghi số tài khoản lên trang cá nhân sau đám cưới với nội dung "ai chưa mừng cưới vợ chồng mình thì gửi vào số tài khoản này"... để cố thu nhiều phong bì.
⛄Như ba tháng trước, vì chưa kịp gửi tiền mừng do bận đi công tác, An bị cô dâu là bạn cấp ba trực tiếp nhắn tin nhắc nhở, giục chuyển tiền để chốt sổ, thống kê lỗ lãi sau cưới. "Tôi sốc và có cảm giác như bị đòi nợ, dù mừng hay không là quyền của khách. Tất cả các hình thức đòi tiền cưới dù công khai hay kín đáo đều rất phản cảm. Thú thực tôi không muốn đến chúc phúc những người này", An nói.
Cũng trong khảo sát của VnExpress๊, khi được hỏi mong muốn đến dự những đám cưới có đặc điểm ra sao, 47,7% nói sẽ tham gia đám cưới giản tiện, chỉ mời bạn bè thân thiết; 21,6% muốn được đón tiếp và sắp xếp chỗ ngồi chu đáo; 23,9% mong không đặt nặng chuyện mừng cưới và 6,8% không muốn được mời cưới.
🎃Hồng Thảo, 28 tuổi, quận Thanh Trì (Hà Nội) từng nhận một số lời phàn nàn, khó chịu, thậm chí bị khách mời cắt đứt liên lạc sau khi dự tiệc vì cảm giác không được đón tiếp chu đáo.
𓆉"Tôi đã hạn chế số lượng khách dưới 400 người, đa phần là bạn bè thân thiết để được phục vụ tốt nhất. Trước đám cưới cũng phân công người đón tiếp nhưng do nhân lực mỏng, cộng với việc người đón không thể biết khách dự tiệc là bạn của ai để bố trí bàn, nên vẫn xảy ra thiếu sót. Chỉ mong mọi người thông cảm, bỏ qua nếu có những trải nghiệm không hay", Thảo giải thích.
💧PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ cũng cho rằng không nên đổ mọi trách nhiệm cho cô dâu, chú rể và họ hàng hai bên đón tiếp không chu đáo mà cần cảm thông, bởi họ cũng chạy khắp nơi để lo liệu cho tiệc cưới, chuẩn bị cỗ bàn. "Nay bạn đi dự tiệc của họ, mai sau họ lại đến dự tiệc của bạn. Hãy nhìn vào nụ cười rạng rỡ hạnh phúc trên gương mặt cô dâu, chú rể mà bỏ qua hết những điều tự cho là khó chịu", ông Thơ nói.
🦩Để khách mời không bị áp lực khi nhận thiệp, anh Phạm Hà Phú khuyên cô dâu, chú rể cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lập danh sách người dự tiệc, đề cao tính giản tiện, vui vẻ, ấm cúng thay vì tâm lý mời nhiều, mong thu hồi vốn. Trong quá trình tổ chức, các gia đình nên cử người chuyên hỗ trợ khách từ cửa, trực tiếp dẫn vào bàn tiệc được chuẩn bị sẵn theo danh sách xếp chỗ.
🍨"Như các đám cưới tôi từng tổ chức chỉ giới hạn khoảng 300 khách hoặc ít hơn, để phục vụ tốt nhất. Với đám tổ chức ngoài trời, yêu cầu sự riêng tư, mời khoảng 100 khách cũng được ưa chuộng", anh Phú nói và cho biết đây xu hướng tổ chức tiệc cưới được nhiều người trẻ hướng đến trong vài năm trở lại đây.
🙈Mong tổ chức đám cưới nhỏ gọn, nhận sự chúc phúc của quan khách hai họ, Thảo Trang, 27 tuổi, quyết định tổ chức tiệc chính ở quê tại Bến Tre, mời họ hàng, làng xóm và báo hỷ ở Sài Gòn, nhưng chỉ mời bạn bè thân thiết.
♒Cô gái 27 tuổi thừa nhận muốn mời bạn học cũ, đồng nghiệp về dự đám cưới ở quê để đỡ tốn kém, nhưng sợ đường xa, quá trình tiếp đón nếu không chu đáo dễ bị mất lòng. Chưa kể, bản thân từng rơi vào trường hợp cô đơn, lạc lõng khi phải ăn cưới một mình khiến Trang phải tính phương án khác.
🔯"Tôi mong ngày hạnh phúc của mình nhận được những lời chúc phúc thật tâm từ bạn bè thay vì chỉ tính toán thiệt hơn và khiến khách đến dự trong tâm lý gượng ép, khiên cưỡng đến khó chịu", Trang tâm sự.
Minh Tâm - Quỳnh Nguyễn