"Có thời điểm, 60% hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ quỹ tín dụng đen" - Phát biểu của ông Nguyễn Kim Hùn💃g, giám đốc công ty CP tái cấu trúc doanh nghiệp Việt (Verco) là một trong những điểm nóng, thu ✤hút thảo luận từ các đại biểu tham gia diễn đàn Kinh tế Việt Nam, chuyên đề Vốn – Tài chính diễn ra ngày 21/8.
Nhìn nhận từ quá trình huấn luyện, làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)♐, ông Hùn𝓀g chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến cộng đồng này khó tiếp cận tín dụng ngân hàng, phải tìm đến các quỹ phi chính thức thay thế.
''Các doanh nghiệp nhỏ chưa có cấu trúc 𒁃vốn. Nhiều chủ doanh nghiệp là những thanh niên, kỹ sư đi lên từ đam mê, thiếu hiểu biết về vốn. Vốn thực của các doanh nghiệp này chỉ chiếm 20-30%, còn lại là liên kết tài chính giữa gia đình, bạn bè, anh chị em'', ông H𝕴ùng nhận định. Kết quả là, khi ngân hàng không cho vay, trái phiếu Chính phủ không thể tiếp cận, họ buộc phải sử dụng đến nguồn vốn không chính thức, hay gọi là "tín dụng đen".
Tìm lời giải cho vấn đề tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Kim Hùng đưa ra hai giải pháp. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh tới việc ﷽''s🐻ố hóa'' thị trường tài chính thứ cấp thông qua ứng dụng các nền tảng công nghệ.
Theo vị CEO này, thị trường tài chính cần theo xu hướng kinh tế số, khuyến khích sự tham gia của cộ🔯ng đồng kinh tế tư nhân, ứng dụng mô hình nền kinh tế chia sẻ. Theo đó, giải pháp này sẽ chia các tài sản dài thành các ch🔜u kỳ ngắn. Các công nghệ như blockchain, trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng trên thế giới từ lâu, được đánh giá là khá an toàn, cần được ứng dụng rộng rãi vào nền tảng huy động vốn. Bên cạnh đó, giao dịch qua ví điện từ, sử dụng đồng tiền thanh toán điện tử, theo ông Hùng, là một xu thế tất yếu.
Nhận định về vấn đề tiếp cận với nguồn vốn, quỹ, công ty tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo vị chuyên gia này là rất xa vời. Ông Hùng cho biết, những giải pháp như phát hành trái phiếu dài hạn, quỹ hưu trí cần độ trễ nhất định để các định chế tài chính hoàn thiện theo thời gian. Với đặc tính nhỏ và siêu nhỏ, cộng với khả năng minh bạch hạn chế, để ra thị trường vốn, lên sàn chứng khoán và phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp SME sẽ gặp n�🔯�hiều khó khăn.
''Các thể chế pháp lý cần được xây dựng cùng thời gian thử nghiệm, tạo sân chơi riêng cho trái phiếu SME'', ông cho biết. Tuy nhiên, để tham gia sân chơi, các doanh nghiệpViệt cần phải nâng cao năng lực. Đơn cử n🔯hư Verco, đơn vị này thường xuyên tổ chức các khóa học, chương trình huấn luyện nhằm nâng cao năng lực gọi vốn và minh bạch tài chính của doanh nghiệp. Vị CEO này cũng cho biết, vào tháng 10/2018, Verco sẽ ཧtổ chức diễn đàn vốn ''Shark Tank'' thu nhỏ cho cộng đồng SME, thu hút hơn 30 quỹ chính phủ và tư nhân. ''Các doanh nghiệp SME cần có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng phi ngân hàng, như công ty tài chính, thuê tài chính, quỹ đầu tư tư nhân, quỹ nước ngoài'', ông chia sẻ.
Tuy nhiên, vị CEO khẳng định, việc tạo các kênh hút vốn mới, ứng dụng công nghệ chỉ nên chiếm 30%. 70% còn lại, c💧hính phủ cần rà soát những quỹ đã có, tìm ra nguyên nhân tại sao không hiệu quả.
Ngoài ra, ông Hùng cũng cho biết, nên có một giải pháp để thu hút tài sản dư thừa từ xã hội (tiền mặt, và🍌ng..), làm sao để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong các hộ gia đình, giúp họ yên tâm khi đầu tư vào các kênh khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu...
Diễn đàn chuyên đề Thị trường vốn - tài chính là sự kiện thứ hai trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (Vietnam Economic Forum - ViEF) kéo dài đến tháng 12 do VnExpress phối hợp tổ chức cùng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư 🙈nhân. Diễn ra ngày 21/8, sự kiện gồm các phiên thảo luận xoay quanh vấn đề thị trường vốn và tái cơ c𝕴ấu thị trường vốn tại Việt Nam.
Phạm Vân