Theo NBC News, FBI đã có được sự chấp thuận của tòa án để mở khóa chiếc iPhone của nghi phạm, tuy nhiên, các nỗ lực "đoán" mật khẩ🐽u của họ hiện vẫn bất thành. Sau vụ nổ súng, nghi phạm tên Mohammed Saeed Alshamrani đã bị tiêu diệt, vì vậy, trên lý thuyết sẽ không ai có thể mở khóa được chiếc iPhone của tên này ngoại trừ các can thiệp kỹ thuật từ Apple.
Luật sư của 𝓀FBI cũng cho biết họ đã thử liên hệ với các bên thứ ba nhằm tìm cách mở khóa hai chiếc iPhone này nhưng chưa thành công. Bản thân Apple cũng không khẳng định là sẽ mở khóa iPhone theo yêu cầu của FBI. Trong một tuyên bố mới nhất, Apple cho biết "đã cung cấp tất cả những dữ liệu trong khả năng của mình", đồng thời khẳng định sẽ luôn hỗ trợ một cách tốt nhất cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Theo Verge, đề nghị mở khóa iPhone là một yêu cầu khó với Apple. Cônꦛg ty này vốn vẫn thường xuyên cung cấp các dữ liệu từ iCloud cho cơ quan hàꦏnh pháp theo yêu cầu của tòa án. Tuy nhiên, với việc mở khóa màn hình để truy cập các dữ liệu cục bộ, họ phải can thiệp vào cơ chế bảo mật của iOS. Điều này không chỉ khó về mặt kỹ thuật, mà còn có thể ảnh hưởng đến uy tín của Apple trong việc bảo vệ thông tin khách hàng.
Trong vài năm gần đây, FBI cũng đã liên tục đề nghị được tăng quyền hạn trong việc truy cập ⛄vào các dữ liꦺệu cục bộ trên smartphone của người dùng.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Appl🀅e được đề nghị mở khóa iPhone. Năm 2015, FBI từng đề nghị Apple mở khóa chiếc iPhone 5C của nghi phạm trong vụ xả súng San Bernardino khiến 14 người thiệt mạng. Apple khi đó từ chối yêu🐷 cầu, khiến quan hệ giữa họ và các cơ quan hành pháp trở nên căng thẳng. Vụ việc chỉ lắng xuống khi FBI thuê được một đơn vị thứ ba là Cellebrite trích xuất các dữ liệu từ chiếc iPhone này với giá 900.000 USD.
Quý Văn