Không lâu sau khi ra mắt tại triển lãm MWC 2016 hồi tháng 2, Vibe K5 Plus đã được Lenovo đưa lên kệ hàng ch꧃ính hãng với giá 4 triệu đồng. Xét về mặt thông số, sản 🅘phẩm nhỉnh hơn các mẫu Android bằng tiền đang có trên thị trường.
Thiết kế và màn hình
Trong tầm giá 4 triệu đồng, người dùng smartphone chưa có nhiều lựa chọn màn hình Full HD, phần lớn đều có đไộ phân giải HD 720p như Lumia 650 hay Zenfone 2 Laser 5.0, Galaxy J3, J5 và Mirror 5...
Với kích cỡ 5 inch và tấm nền IP𝔍S LCD, Vibe K5 Plus cho chất lượng hiển thị nét khi xem phim lẫn chơi game, lướt web, góc nhìn rộng và tốt hơn những smartphone phổ thông giá thấp khác. Lenovo cũng trang bị cho máy tính năng tuỳ chỉnh lại tông màu, lạnh hay ấm, tăng giảm độ bãℱo hoà để màn hình bớt rực hơn.
Thiếu sót ở K5 Plus là không có chế độ màn hình bảo vệ mắt như một số smartphone gần đây của Lenovo. Bù lại, model 4 triệu đồng lại được trang bị tính năng hiển t🧸hị thực tế ảo VR, khởi động nhanh bằng cách giữ phím nguồn. Với giá bán của kính thực tế ảo ANTVR 690.000 đồng, Vibe K5 Plus là một lựa chọn khá kinh tế với ai muốn trải nghiệm thử cô𒀰ng nghệ thực tế ảo đang còn mới.
Thiết kế tổng thể của Vibe K5 Plus chưa tạo ra sự mới lạ dù cảm giác cầm và sử dụng💎 không có nhiều điểm chê trách. Hai điểm đáng chú ý nhất ở sản phẩm là nắp lưng làm từ kim loại và phiên bản màu vàng Champagne. So với Zenfone hay Lumia cũng như những mẫu Galaxy giá rẻ của Samsung, việc sử dụng nắp lưng kim loại đem lại lợi thế khi tạo ra cảm giác cầ🐷m cứng cáp hơn nhựa. Dù vậy, K5 Plus vẫn có thiết kế vỏ rời với toàn bộ phần lưng có thể gỡ ra để tháo pin, thay sim hay gắn thêm thẻ nhớ, thay vì nguyên khối.
Sản phẩm hướng nhi🐼ều đến khả năng giải trí khi ngoài màn hình còn sở hữu hệ thống loa kép được tích hợp công nghệ Dolby Atmos. Tuy nhiên, nó được đặt ở lưng và gần phía đuôi, thay vì hướng về mặt trước như trên model cao cấp Vibe X3 hay dòng One của HTC. Cách đặt này không làm ảnh hưởng nhiều đến âm lượng loa dù máy có được đặt nằm xuống mặt bàn. Âm lượng phát ra từ K5 Plus lớn hơn smartphone cùng tầm khoảng 25%, ở mức dung lượng 7/10, loa phát🌠 ra đã đủ độ lớn. Âm thanh sống động dù không có loa trầm riêng biệt, ở mức tối đa cũng không bị rè.
Mặt trư▨ớc đơn giản với thiết kế đặc trưng giống nhiều smartphone tầm trung của Lenovo. Viền màn hình chưa được làm mỏng và dãy phím cảm ứng được đặt riêng và nằm bên dưới màn hình thay vì phím ảo. Dãy phím này được làm lớn, dễ nhìn nhưng thiếu đèn nền nên bất tiện khi sử dụng trong trời ✨tối. Một chi tiết khó hiểu trong cách thiết kế của Lenovo là phím đa nhiệm quen thuộc của Android lại được hãng chuyển thành phím Menu khi chạm vào. Để mở đa nhiệm, người dùng buộc phải nhấn và giữ lâu thay vì chỉ cần chạm.
Ảnh mở hộp Lenovo Vibe K5 Plus
Hiệu năng và pin
Nếu 💞chỉ xét trên kệ hàng chính hãng, Lenovo Vibe K5 Plus là smartphone sở hữu thông số kỹ thuật mạnh hơn so với giá. So với những model tầm 4 triệu đồng của HTC, Samsung hay Oppo vẫn còn sử dụng RAM 1GB và có bộ nhớ trong 8GB, điểm hơn ở Vibe K5 Plus là ở RAM 2GB và bộ nhớ trong 16GB.
Đặt cạnh Zenfone của Asus, model tới🥂 từ Lenovo cũng có trang bị chip tốt hơn khi dùng Snapdragon 616 của Qualcomm, thay vì dùng chip MediaTek hay dòng chip thấp hơn của Qualcomm như Snapdragon series 400. Vibe K5 Plus cũng nằm trong số không nhiều smartphone 2 sim 5 triệu đồng đổ xuống có hỗ trợ kết nối mạng 4G.
Thông số kỹ thuật góp phần đem ☂lại trải nghiệm mượt m và ổn định cho K5 Plus so với những smartphone Android 4 triệu đồng khác. Cảm ứng nhạy, hiện tượng giật gần như không xuất hiện và máy có thể tương thích với hầu hết các trò chơi phổ biến. Trong quá trình sử dụng thông 🐻thường, dung lượng RAM trống luôn được duy trì từ 35% đến 40%, tương đương khoảng 700 đến 800MB trên tổng số 2GB.
Chú trọng vào phần cứng nên phần mềm trên Vibe K5 Plus đã được Lenovo lược bỏ đi nhiều. Dù vẫn chạy Android 5.1 Lollipop với giao diện Vibe UI bản mới, K5 Plus không còn hỗ trợ những tiện ích như chạm 2 lần vào màn hình 🔯để mở khoá, chụp ảnh nhanh bằng phím âm lượng, tự động tắt mở Wi-Fi theo vị trí... như những model Lenovo khác.
Về thời lượng pin, Vibe K5 Plus chỉ duy trì được một ngày dùng nếu như sử dụng ở mức độ trung bình cũng như mở kết nối mạng Wi-Fi và 3G liên tục, dù pin dung lượng khá tốt - lên tới 2.750 mAh. Thời gian hoạt động liên tục của màn hình (On-screen) chưa tới được 3 giờ. Trong chế độ chờ, dung lượng pin cũ🦹ng tụt đi khá rõ. K5 Plus không hỗ trợ sạc nhanh và cũng thiếu tính năng siêu tiết kiệm pin như Lenovo Vibe P1m hay A7010.
Camera
Camera 13 megapixel trên Vibe K5 🦄Plus ch🌄o khả năng chụp hình đơn giản và thiên về cách chụp tự động. Các cài đặt như ISO, cân bằng trắng bị giấu kỹ෴ trong menu cài đặt và mất thời gian điều chỉnh. Không nhiều tính năng mở rộng được nhà sản xuất thêm vào cho người dùng, ngoài hai chế độ c🎃hụp hình với các bộ lọc màu sắc và chụp ảnh toàn cảnh Panorama. Khả năng quay video hỗ trợ độ 𝓀phân giải tối đa Full HD 1.080p, như nhiều mẫu Android tầm 4 triệu đồng khác.
Camera chính cho chất lượng ảnh chụp có độ chi tiết ở mức khá trong điều kiện ánh sáng thuận lợi. Nhưng chỉ hơi thiếu sáng, ảnh bắt đầu xuất hiện nhiễu hạt thấy rõ. Trong điều kiện chênh sáng, K5 Plus cũng dễ làm xuất hiện vùng cháy, mất chi tiết. Tính năng chụp HDR được Lenovo đưa ra giao diện chụp chính nhằm nhanh chón♔g kích hoạt. Dù vậy, nó không phát huy nhiều tác dụng mà còn dễ làm cho các bức hình bị nhoè, kh🍒ông giữ được màu sắc thật.
Khả năng selfie bằng camera trước trên Vibe K5 Plus ổn hơn khi được tích hợp sẵn chế độ làm đẹp chân dung. Dù vậy, nếu dùng ảnh tỷ lệ 16:9 thay vì 4:3 thì góc chụp khá hẹp, ൩hạn chế so với những đối thủ được đầu tư mạnh vào khả năng selfie như LG K10 hay Oppo Neo 7...
Tuy nhiên, với giá bán 4 triệu đồng trên kệ hàng chính hãng, Vibe K5 Plus là mẫu smartphone có cấu hình chung và thꦡông số kỹ thuật tốt nhất so với giá, rẻ hơn 1 đến 2 triệu đồng so với các đối thủ cùng cấu hình. Điểm tiếc của sản phẩm là chưa nổi trội hẳn ở một điểm riêng nào đó để tạo nên ấn tượng với người dùng.