Mười năm trước, trong một cuộc phỏng vấn với báo giới, Steve Jobs nói: "Chúng ta đã bắt đầu kỷ nguyên hậu PC". Đó cũng là khoảng thời gian thế hệ 8x, 9x ở Việt Nam bắt đầu làm quen với Facebook. Các quốc gia châu Âu bắt đầu thời đại PC từ những năm 70, khi ngành công nghiệp chip phát triển. Đến những năm 90, kỷ nguyên Internet và phần mềm bùng ꦛnổ. Trong khi đó, Việt Nam nói riêng và các quốc gia châu Á nói chung bị chậm hơn một nhịp trong tiến trình phát triển của Internet.
Tuy nhiên, cách mạng 4.0 đang mở ra một kỷ nguyên kết nối mới, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia. "May mắn là Việt Nam nhận ra con tàu 4.0 đã xuất phát và đã nhảy lên con tàu đó để không bị bỏ lại", Nguyễn Xuân Phong, chuyên gia AI tại viên nghiên cứu Mila nổi tiếng thế giới nhận định. Kỷ nguyên kết nối mới của công nghệ Việt sẽ xoay quanh ba trụ cột lớn: Các sản phẩm "Make in Viet Nam", 5G và Ứng dụng AI trong đời sống.
Sứ mệnh của "Make in Viet Nam"
Theo bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, "nội hàm 'Make in Viet Nam' thể hiện những sản phẩm công ng♍hệ được sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam và giải quyết những bài toán Việt Nam".
Tháng 8/2020 VinSmart chính thức ra mắt Live 4. Đây là chiếc smartphon🐼e đầu tiên đánh dấu bước tự chủ 💟100% từ thiết kế phần cứng, hệ điều hành và sản xuất của một thương hiệu Việt. Đồng thời VinSmart đã trở thành công ty Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ 5G, bắt nhịp cùng xu hướng kết nối mới của toàn cầu.
Ba tháng sau, Bkav xuất khẩu lô hàng camera ứng dụng AI đầu tiên sang Mỹ. Sau hơn một năm đầu tư, Bkav đã nghiên cứu và phát triển 39 dòng camera, trải khắp các phân khúc từ cao 🍃cấp đến trung cấp. Sau Mỹ﷽, những camera AI do người Việt nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam dự kiến được triển khai trong hàng loạt dự án giám sát an ninh tại Phần Lan, Ấn Độ, Malaysia...
Đến đầu tháng 12, Việt Nam có đại diện đầu tiên trong danh sách "Gartner Peer Insights" - nền tảng akaBot của FPT Software. Nền tảng chuyển đổi số do kỹ sư Việt thiết kế được vinh danh cùng 20 thương hiệu hàng đầu thế giới, như UIPath, Automation Anywhere, Blue Prism. Song song với đó, những nền tảng kết nối của người Việt như Be, Lalamove, Zalo không chỉ giải quyết được những nhu cầu thường ngày của người dùng trong kỷ nguyên Internet mà còn cạnh tranh💦 sòng phẳng với những tên tuổi quốc tế.
Các sản phẩm công nghệ số của Việt Nam không chỉ chứng minh năng lực làm chủ công nghệ, giải quyết các bài toán trong nước mà còn mang sứ mệnh "đem chuông đi đá☂nh xứ người", chứng minh cho thế giới thấy Việt Nam hoàn toàn có thể bắt nhịp và sản xuất được những sản phẩm công nghệ mang tầm quốc tế💜.
Việt Nam trước kỷ nguyên 5G
Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội vào tháng 11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: "Tốc độ triển khai 5G của Việt Nam 'không chậm' so với nhịp độ thế giới". Ngày 1/12, trang tin Techwireasia đăng bài "Việt Nam ꧙là một trong những nước tiên phong trên thế giới thử nghiệm thành công 5G".
Theo ng🍌hiên cứu của Cisco, đ🎐ến năm 2025, số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam có thể đạt 6,3 triệu. Việc triển khai sớm 5G giúp các nhà mạng tăng thêm khoảng 300 triệu USD doanh thu mỗi năm.
Theo Techwireasia, Việt Nam đang đi đúng💞 hướng để đạt được tham vọng 5G. Việc quy hoạch tần số chính thức do 🧜Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) công bố ngày 20/8/2020 được coi là bước tiến quan trọng trong lộ trình phát triển 5G tại Việt Nam. Bộ đã cho phép các nhà mạng triển khai thử nghiệm thương mại công nghệ đến giữa năm 2021. Hiện tại nhiều khu vực tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM đã phủ sóng 5G miễn phí cho người dân dùng thử. Các kế hoạch thử nghiệm này được sử dụng để đánh giá tiềm năng của thị trường và tính ổn định của thiết bị 5G trước khi thương mại hóa chính thức.
Mạng 5G không chỉ mang đến tốc độ kết nối Internet nhanh hơn trên các thiết bị di động mà còn đặt nền tảng quan trọng cho kỷ nguyên IoT, nhà máy thông minh, thành phố thông minh. Ngườ♈i dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ giải trí đến công việc hàng ngày. Theo ông Hùng, các thiết bị 5G do các nhà khai thác viễn thông và di động sử dụng sẽ 🌼hoàn toàn do Việt Nam sản xuất với công nghệ cao, giá thành rẻ hơn so với các thiết bị nhập khẩu.
Trí tuệ nhân tạo của người Việt
Từ năm 2014, AI được chính phủ đưa vào danh mục công nghệ c🧔ao, ưu tiê🦹n đầu tư phát triển. Đến tháng 12/2019, Việt Nam có hai nghiên cứu khoa học được công bố tại NeurIPS - hội nghị được xem là "Oscar" trong lĩnh vực AI.
Những công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam - FPT, VNPT, Vie꧟ttel, VNG, VinGroup... - đều đầu tư mạnh vào AI, thu hút nhiều nhân tài từ trên thế giới về làm việc. Làn sóng AI cũng len lỏi khắp đời sống công nghệ từ các công ty khởi nghiệp đến trường học.
Tuy nhiên, để trí tuệ nhân tạo đi vào cuộc sống và giải quyết được những bài toán✤ của người Việt, các công ty công nghệ vẫn còn gặp rất nhiều thách thức về nhân sự, dữ liệu, hành lang pháp lý...
Tại Diễn đàn "Công nghệ Việt trong kỷ nguyên kết nối mới" đại diện cáღc bộ, ngành, các công ty công nghệ Việt Nam, đại diện các nhà mạng lớn trong nước, các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo hàng đầu... sẽ chia sẻ góc nhìn cùng những thách✅ thức với nền công nghệ trong nước trước một kỷ nguyên mới.
Diễn đàn nằm trong chuỗi sự kiện Tech Awards của VnExpress.
Đăng ký tham dự .
Khương Nha