Việc Triều Tiên đạt được hàng loạt tiến bộ trong phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân khiến Mỹ phải tính đến giải pháp quân sự, dù vẫn ưu tiên biện pháp ngoại giao. Nếu không thể chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, Washington sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả chiến lược, theo cây bút Chrispin Rovese của National Interest.
Theo Rovese, trong 5-10 năm tới, chương trình hạt nh💮ân Triều Tiên sẽ có thêm những bước tiến đáng kể, đạt khả năng tấn công hạt nhân đáng tin cậy vào lãnh thổ Mỹ. Bình Nhưỡng cũng sẽ ti🌺ếp tục mở rộng, đa dạng hóa kho vũ khí hạt nhân để duy trì khả năng răn đe Mỹ.
Một khi Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân có khả năng trả đũa và răn đe chiến lược, nước này có thể tăng cường các hoạt động khiêu khích mà không lo ngại phản ứng mạnh mẽ Washington và đồng minh. Trong lịch sử chưa từng có bất cứ cuộc đụng độ trực tiếp nào giữa haiꦑ quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi điều đó sẽ dẫn tới kết cục hủy diệt.
Rovese cho rằng việc Triều Tiên gia tăng căng thẳng sẽ khiến khu vực bất ổn, làm suy giảm đáng kể ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á. Bình Nhưỡng thậm chí còn có thể sử dụng biện pháp quân s🔯ự để thống nhất bán đảo Triều Tiên. Với sự hỗ trợ của Mỹ, quân 🐻đội Hàn Quốc có thể đánh bật đối phương qua vĩ tuyến 38, nhưng thương vong từ cả hai phía sẽ rất lớn.
Nếu kịch bản này xảy ra, dư luận Mỹ và Hàn Quố💃c sẽ gây áp lực, đòi tấn công trả đũa Triều Tiên. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ sẽ khó hành động mạnh tay, vì 💮lo ngại Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân hủy diệt các thành phố đông dân cư của nước này.
Khi nhận thấy chiếc ô bảo vệ của Mỹ không thể bảo vệ được mình trước mối đe dọa Triều Tiên, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể buộc phải tự phát triển khả năng răn đe hạt nhân. Aust🧜ralia cũng có thể nhanh chóng theo đuổi hướng đi này.
Việc vũ khí hạt nhân xuất hiện khắp châu Á - Thái Bình Dương sẽ khiến hiệp ước không phổ bi𝓡ến vũ khí hạt nhân mất hiệu lực. Triều Tiên có thể công khai cung cấp vũ khí hạt nhân cho các quốc gia thù địch với Mỹ, giúp họ sở hữu khả năng răn đe chiến lược.
Trước việc Mỹ bất lực trước một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc sẽ phải đặt dấu hỏi về mục đích cho Mỹ đồn trú trên lãnh thổ, trong khi Nhậᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚt Bản và Australia cũng thấy lo lắng khi sự hỗ trợ của Mỹ🐭 không được đảm bảo.
Điều này sẽ tạo ra một lỗ hổng quyền lực đáng kể ở châu Á, tạo cơ hội để Trung Quốc gia tăng vị thế của mình. Theo Rovese, Bắc Kinh sẽ tận dụng điều này để đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa, xây dựng tiềm lực quân sự và tăng cường hoạt động trên các vùng biển xung quanh, với niềm tin rằng Washington sẽ không dám đối đầu giống ♏như với Bình Nhưỡng, thách thức trực tiếp tới uy tín Mỹ 𝕴ở châu Á - Thái Bình Dương.
Cây bút này cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế rằng Triều Tiên đã là một quốc gia hạt n🐼hân và phải chuẩn bị sẵn sàng cho những hệ quả tiêu cực đối với uy tín và ảnh hưởng của mình🔯 tại châu Á trước thực tế này.
Duy Sơn