Trả lời:
Chào bạn,
Tôi xin xác minh lại "Bệnh về tình dục" mà bạn đề cập có lẽ là muốn nhắc đến các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Bệnh về tình dục nói♈ chung còn bao gồm cả bệnh liên quan đến rố🌳i loạn sinh lý tình dục như giảm ham muốn, rối loạn cương, rối loạn xuất tinh, dị tật cơ quan sinh dục...
Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục bao gồm một nhóm gồm nhiều bệnh lý nhiễm trùng, mà tꦬrong đường lây cꦑủa nó có đường lây qua quan hệ tình dục.
Những năm gần đây, người ta thường đề cập nhiều hơn đến khái niệm "nhiễm trùng qua đường quan hệ tình dục" nhằm nhấn mạnh tính chất âm thầm của loại bệnh này. Đơn cử như bệnh lậu, số trường hợp nhiễm lậu không triệu chứng (người bệnh không có biểu hiện gì của bệnh, nhưng dịch tiết sinh dục vẫn mang mầm bệnh và có khả năng lây sang ngườ✤i khác).
Về khả năng lây nhiễm🃏, tất cả tiếp xúc tình dục đều có khả năng lây nhiễm với tỷ lệ khác nhau.
Mỗi bệnh có khả năng lây nhiễm khác nhau với các loại tiếp x♛úc tình dục khác nhau. Nhìn chung, quan hệ xâm nhập ngả âm đạo và hậu môn cho khả năng lây cao hơn các tiếp xúc khác như quan hệ đường miệng, ôm hôn, quan hệ bằng tay...
Trở lại trường hợp của bạn, khi quan hệ n💟gả âm đạo, bạn có sử dụng bao cao su. Nếu quá trình sử dụng là hoàn chỉnh, bao cao su sẽ phát huy hiệu quả cao nhất, với khả năng bảo🦩 vệ xấp xỉ 98-99%.
Thế nhưng, tất nhiên, bao cao su không bảo vệ bạn trong các tiếp xúc tì🐎nh ♈dục khác, cụ thể trong chia sẻ của bạn là quan hệ bằng đường miệng (oral sex).
Một điều lưu ý sau cùng, quan hệ với gái mại dâm và quanꦍ hệ với n⛄hiều bạn tình tuy không phải là yếu tố nguy cơ tuyệt đối, nhưng vẫn làm gia tăng đáng kể khả năng mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Bạn cần lưu ý hơn về hành vi này.
Theo khuyến cáo của Trung tâm quản lý bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bất kể ai có hành vi quan hệ tình dục, cho dù có hay không có sử dụng bao cao su, vẫn nên có thói quen định kỳ tầm soát các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, ít nhất mỗi năm𝓡 một lần.
Thân ái.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ