Bác sĩ Nguyễn Danh Cường, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết nhiệt độ miền bắc vài ngày gần đây chỉ tওừ 8 đến 10 độ C, khiến nhi𒐪ều người già nhập viện. Số bệnh nhân mỗi ngày hiện nay khoảng 50-60, tăng gấp đôi so với bình thường. Trong đó, 1/3 bệnh nhân bị đột quỵ não, còn lại mắc các vấn đề về hô hấp, tim mạch.
Ngày 11/1, các bác sĩ bꦛệnh viện cai máy thở cho một nam bệnh nhân 71 tuổi, 💎tiền sử bệnh phổi mạn tính. Người này vài ngày trước được bệnh viện tỉnh chuyển đến Lão khoa Trung ương do suy hô hấp, khó thở. Các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Đột quỵ cho bệnh nhân thở máy xâm nhập để hỗ trợ hô hấp do không tự thở được. Hiện ông được cai máy thở, tỉnh táo hơn nhưng vẫn phải điều trị lâu dài do tiền sử bệnh phổi nặng, khả năng hồi phục chậm.
Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại H🦋ọc Y Hà Nội, một tuần qua cũng liên tục tiếp nhận nhiều người nhập viện do các bệnh lý về hô hấp. Số bệnh nhân tăng trung bình 30% so với ngày thường, chủ yếu là người già, trẻ🔥 nhỏ, người có sức đề kháng kém, bác sĩ Lê Hoàn, Phó khoa Nội tiết, Hô hấp cho biết.
Ba phòng khám hô hấp phải hoạt 🎐động liên tục để tiếp nhận người đến khám do nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hoặc lên cơn hen cấp tính, phổi tắc ng𒈔hẽn mạn tính...
Số lượng bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Trung ương cũng tăng mạnh trong đợt rét. Thông thường, mỗi tháng khoa tiếp nhận khoảng 170 lượt người điều trị nội trú, hiện tại hơn 220 lượt 🥂người mỗi ngày.
Thạc sĩ Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính, cho biết hầu hết bệnꦕh nhân nhập viện ngày qua đểu trong tình trạng nặng, nhiều bệnh nhân suy hô hấp phải hỗ trợ thở máy, thở oxy. Nhóm dễ bị tổn thương nhất là người già.
"Bệnh nhân nhập viện gia tăng do nhiều tác nhân, trong đó thời tiết là một trong những yếu tố làm kịch phát các bệnh về hô hấp như hen phế💖 quản, co thᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚắt phế quản mạn tính", bác sĩ Thành nói.
Theo bác sĩ, năm nay dịch Covid-19 bùng phát nên bệnh nhân đến khám phải qua sàng lọc kỹ, không đổ ồ ạt lên bệnh viện tuyến trung ương như trước. Ngoài ra, thời tiết lạnh, bệnh nhân nhẹ ngại đi khám, khi nặng hơn mới đến viện điều trị nên số lượng người đến khám ngoại trú giảm song bệnh nhân nội trú nặng lại có xu hướng tăng nhẹ𝔍.
Các bệnh người già thường gặp là bệnh về cơ, xương, khớp, trong đó viêm khớp gối nhiều nhất do sự tuần hoàn của các mạc﷽h máu đi nuôi cơ thể kém hơn. Ngoài ra🦄, người già dễ bị cứng khớp, khó cử động khớp cổ tay, bàn tay, cổ chân. Để giảm đau, cần xoa bóp nhẹ nhàng và thường xuyên vận động.
Các bệnh về hô hấp như viêm mũi họng gây ra những cơn ho, có thể gây đau. Bệnh viêm phế quản, viêm phổi, hen, rất nguy hiểm vớ♏i người già bởi dấu hiệu lâm sàng không đặc𒐪 trưng. Nhiều trường hợp bị cảm, cúm có thể dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp nặng. Người hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu, bia nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn.
Các bệnh về tim mạch, huyết áp, nhiễm trùng cũng phổ biến hơn ở người cao tuổi do sức đề kháng kém và hệ miễn dịch thấp hơn. Dấu hiệu của nhiễm trùng như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, ꦓsốt, ớn lạnh, đau nhức... Bệnh có thể lây qua đường hô hấp, phân, tình dục, ăn uống, tiếp xúc bằng miệng.
Bác sĩ khuyến cáo, trong điều kiện thời tiết như hiện nay, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài và luôn đảm ✤bảo cơ thể được giữ ấm. Khi ngủ dậy, cần khởi động dần dần để cơ thể làm quen với môi trường. Thường xuyên vệ sinh họng và môi tr𝔉ường sạch sẽ, tránh bụi bặm trong nhà để hạn chế tình trạng nhiễm trùng khi mắc bệnh.
Sử dụng khẩu trang khi đi đường ho🐽ặc khi tiếp xúc với môi trường nhiều khó♋i bụi. Hạn chế lưu thông những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô nhiễm. Tập luyện thể dục phù hợp, nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng. Hạn chế tập lúc sáng sớm hay tập luyện quá sức để tránh nguy cơ nhiễm lạnh hoặc đột quỵ.
Tránh tâm lý chủ quan, dùng thuốc không điều độ, tự ý bỏ thuốc hoặc trì hoãn so với ngày thường. Gia đình cần chú ý và nhắc nhở người cao tuổi sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ tꦦránh bệnh nặng hơn.
Thùy An - Lê Nga