Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, cho biết tỷ lệ tăng khoảng 100% ở mỗi nhóm đối tượng. B🌜ên cạnh đó, số lượng tiêm chủng chung đối với các vaccine hô hấp ꧒cũng tăng nhanh trong tuần qua.
Lý do là miền Bắc tuần trước có mưa nhiều, ẩm ướt sau đó chuyển mưa lạnh; còn miền Trung và miền Nam nắng nóng song nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm. Điều kiện thời tiết nói trên khiến nhiều người 🌊đổ bệnh, nhập viện. Còn nhóm nguy cơ cao (gồm người già, thai phụ, trẻ em) được khuyến cáo tăng phònܫg bệnh.
Bác sĩ Chính đánh giá tỷ lệ chủng ngừa tăng cho thấy người dân đang quan tâm hơn đến sức khỏe, trong đó có việc bảo vệ đường hô ඣhấp và phổi trước các t🥂ác nhân gây bệnh như: cúm, phế cầu, ho gà...
Tại , nhiều người đến chủng ngừa với nỗi lo mắc bệnh trước điều kiện thời tiết bất thường, không thể làm việc hoặc sinh hoạt. Chị Ngọc An (29 tuổi, mang thai tháng thứ 5, TP HCM) cho biết trước mang thai chưa tiêm phòng cúm do nhiều người khuyên không chủng ngừa vẫn có thể sinh con khỏe mạnh. Sau đó kho🙈ảng một tháng, chị có triệu chứng sốt, đau người, đau cơ, mệt mỏi và khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều.
"Khi khỏi bệnh, tôi đã hiểu bệnh cúm nặng hơn so với tưởng tượ🌜ng và có thể gây sinh non, dị tật em bé nên muốn tiêm phòng để tránh mắc thêm lần nữa", An nói.
Còn chị Trần Thanh Hà (35 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) đưa bố mẹ đến chủng ngừa phế cầu khuẩn và cúm mùa. Ông bà đều trên 65 tuổi và có bệnh nền, trong đó ông có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 5 năm nay, bà mắc tiểu đường. Thời tiết nồm ẩm, rét lạnh xen kẽ đã khiến nhiều người cao tuổi đổ bệnh🔥, còn chị Hà không muốn bố mẹ bị ốm, nhập viện, vì vậy tăng phòng bệnh bằng vaccine.
Bác sĩ Chính cho biết các bệnh hô hấp thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, nồm ẩm, song chư🐠a được nhiều người chú trọng phòng ngừa hoặc điều trị. Nhiều người coi các vấn đề hô hấp là "bệnh vặt", đến hẹn lại lên, không cần phòng ngừa vì sẽ k🌱hỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên, các quan niệm nói trên chưa đúng. Thế giới đã ghi nhận nhiều dịch bệnh đường hô hấp như Mers, SARS, cúm. Trong đó, đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 gây số ca tử vong lớn hơn số tử vong trong Thế chiến I. Tháng 12/20⛄22, Mỹ ghi nhận gần 50% số ca nhập viện liên quan đến cúm là thai phụ, cho thấy tỷ lệ thai phụ mắc cúm rất cao.
Đối với phế cầu, vi khuẩn có thể gây bệnh nhẹ ở tai, xoang hoặc ở mức độ nặng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não với tỷ lệ tử vong có thể hơn 30%. Nguy cơ tử vong cao hơn ở trẻ nhỏ, người già, có bệnh nền tiểu đường, tim mạch hoặc bệnh phổi mạn tính. Do đó, nhiều chuyên ꦑgia y tế vẫn khuyến cáo nên phòng bệnh do phế cầu, hiệu quả tốt hơn việc chờ đến khi nhiễm bệnh rồi điều trị.
Ngoài ra, còn nhiều chủng virus, vi khuẩn k🐬hác cần được phòng, chống, ví dụ ho gà, các bệnh gây biến chứng đường hô hấp như sởi, thủy đậu, 🌠rubella. Người dân nên chủ động chủng ngừa để phòng các dịch bệnh, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai. Mẹ bầu tiêm vaccine ngừa cúm và bạch hầu - ho gà - uốn ván còn giúp truyền kháng thể bảo vệ bé trong những tháng đầu đời.
Về phản ứng sau tiêm, bác sĩ Chính cho biết các tác dụng phụ chủ yếu của vaccine là đau vị trí tiêm, đau cơ, nhức đầ🔥u, sốt nhẹ... Các triệu chứng này nhẹ và tự hết hoàn toàn sau 1-2 ngày, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, để ꧙tăng phòng bệnh, mọi người nên thường xuyên rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang đúng cách khi đến nơi đông người, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, che chắn vùng mũi - miệng khi ho và hắt hơi, tránh hút hoặc hít khói thuốc lá.
Mộc Thảo
9h ngày 23/3, Hệ thống tiêm chủng và Abbott Việt Nam tổ chức lớp tư vấn sức khỏe thai, sản số 20 với chủ đề "Tác động của cúm lên mẹ bầu và thai nhi: Đừng xem thường" do bác sĩ Nguyễn Bá Tri, bác sĩ trưởng VNVC Phạm ﷽Hùng🔯 trình bày.
Lớp học diễn ra tại VNVC Phജạm Hùng, địa chỉ ở Trung tâm thương mại Satra, số C6/27 Phạm Hùng, phường Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Độc giả quan tâm và tham gia đăng ký .