Theo IFL Science, các nhà khoa học từ Đại học Columbia, Mỹ, đo lượng phóng xạ tia gamma ở 6 hòn đảo thuộc quần đảo Marshall, bao gồm đảo Bikini. Lần cuối cùng bom hạt nhân được thử nghiệm trên đảo là cách đây 58 năm. Nguồn phóng xạ chủ yếu đến từ Cesium-137 do nh🌺💎ững quả bom sản sinh ra với chu kỳ bán phân rã là 30 năm.
Trong nghiên cứu công bố trên Kỷ hiếu của Viện hàn 🐟lâm Khoa học Mỹ, các tác giả xác nhận 90% phóng xạ ở Bikini đến từ Cesium-137 và Barium-173 phân rã, có thể xác định qua việc giải phóng tia gam💜ma mang năng lượng 662.000 eV.
Với phóng xạ chủ yếu đến từ một nguồn, việc tính🤪 toán dựa trên kết quả đo trước đây và tốc độ phân rã có thể giúp dự đoán tình trạng khu vực ngày nay. Nhưng với đảo Bikin🎐i, những dự đoán trở nên quá lạc quan.
Theo kết quả nghiên cứu, lượng phóng xạ ở mức thấp tại đảo san hô hình vòng Enewetak, nơi cư ngụ của gần như tất✅ cả cư dân sinh sống hiện nay trên quần đảo.
Tuy nhiên, lượng phóng xạ trung bình mà một người hấp thụ nếu sống trên đảo Bikini là 184 millirem mỗi năm. Khu vực trên đảo có độ phóng xạ cao hơn nhiều so với ngoài bờ biển. Con số này có thể nhân lên n༒hiều lần và đạt mức nguy hiểꦚm nếu ăn cá hoặc hoa quả ở đảo.
Để so sánh, nhóm nghiên cứu tiến hành đo lượng phóng xạ hấp thụ ở Công viên Trung tâm tại New York, Mỹ. Mức phóng xạ 100 millirem/năm ở đây cao hơn t🐎ất cả những hòn đảo được kiểm tra, ngoại trừ đảo Bikini. "Pꦉhóng xạ tia gamma trong môi trường khá cao do nguồn đá granite dồi dào ở công viên", các nhà nghiên cứu cho biết. Đá granite thường chứa những nguyên tố phóng xạ như thorium.
Những nỗ lực nhằm tái định cư trên đảo Bikini🎃 bị ngừng lại do nồng độ phóng xạ vẫn là nguy cơ lớn ꦯđối với sức khỏe. Theo thỏa thuận giữa Mỹ và chính quyền địa phương, việc tái định cư sẽ không diễn ra cho đến khi lượng phóng xạ hấp thụ vào cơ thể người đạt mức dưới 100 millirem mỗi năm.
Xem thêm: Đảo Hải Nam tách ra từ Việt Nam cách đây hàng triệu nă�💧�m
Phương Hoa