Quá trình NASA phóng tinh tinh Ham vào không gian năm 1961. Video: Media Drum World.
Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa một con khỉ vào không gian năm 1948. Con khỉ này tên là Albert, thuộc giống khỉ Rhesus. Nó chết vì bị ngạt thở trong chuyến bay cùng tên lửa V2 với quãng đường dài 63 km, theo Sun.
Trong 11 năm tiếp theo, Cơ quan Hàng không Vũ trụ🌌 Mỹ (NASA) đưa một số con khỉ khác vào không gian, nhưng không con vật nào sống sót được do môi trường vũ trụ quá khắc nghiệt. Điều này đã thay đổi sau chuyến bay của hai con khỉ sóc Baker và Able có nguồn gốc từ Nam Mỹ vào ngày 28/5/ꦦ1959.
PGM-19 Jupiter, tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) của Lực lượng Không quân Mỹ (USAF), đưa Baker và Able tới độ cao 95 km trong chuyến bay kéo dài 16 phút với tốc độ tối đa 16.093 km/h. Đáng tiếc là khỉ Able bị chết sau khi hạ cánh vài ngày, do các biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Khỉ Baker sốngꦍ sót sau chuyến bay và tiếp tục sống thêm 15 năm. Xác của Baker được chôn cất trên khu đất của Trung tâm Tên lửa và Không gian Mỹ.
Sau sự kiện Baker sống sót ngoài không gian, NASA bắt đầu làm thí ✅nghiệm tr꧃ên lớp khỉ hình người (hominid) không có đuôi. Ham, một con tinh tinh được lựa chọn từ 40 ứng cử viên khác, trở thành khỉ hình người đầu tiên bay vào vũ trụ.
Ngày 31/1/1961, Ham được phóng lên cùng với tên lửa từ Mũi Canavarel, Florida꧅, Mỹ, để hoàn thành sứ mệnh MR-2 của NASA. Trong suốt chuyến bay kéo dài 16 phút, Ham thực hiện một số nhiệm vụ nhỏ, nhằm kiểm tra tốc độ phản ứng của con vật khi du hành trong k💟hông gian. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, thời gian phản ứng của Ham chỉ hơi chậm hơn so với lúc nó ở trên Trái Đất.
Ham không bị tổn hại gì sau chuyến phiêu lư♈u vào vũ trụ và tiếp tục sống ở Vườn thú Quốc gia Washington, Mỹ, suốt 17 năm sau đó. Ham qua đời ở vườn thú Nor♔th Carolina vào ngày 19/1/1983, khi nó 25 tuổi.
Lê Hùng